Thứ Năm, 28/11/2024
Đời sống
Thứ Năm, 3/5/2012 22:57'(GMT+7)

Dự án 600 Phó Chủ tịch xã: Một năm chưa tuyển đủ

 
Như vậy, theo kế hoạch tuyển 600 trí thức trẻ của dự án thì còn thiếu hơn 40 người, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Nghệ An và con số này đang được các tỉnh tuyển bổ sung cho đủ. Các đội viên dự án đều tốt nghiệp đại học, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu của địa phương; trong đó có 74,23% là nam giới, 38,4% đã lập gia đình.

Trong số gần 560 đội viên, có gần 380 đội viên có chuyên ngành đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, quản lý đất đai, môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế, tài chính và kế toán (chiếm 67,79%); 115 đội viên có chuyên ngành đào tạo về sư phạm, kỹ thuật, công nghệ thông tin (chiếm 20,57%); và 65 đội viên có chuyên ngành đào tạo về văn hóa, luật, công tác xã hội, hành chính học (chiếm 11,62%).

Đội viên dự án chủ yếu là người địa phương, trong đó người trong tỉnh chiếm tới 84,61%. Đặc biệt, trong số 20 tỉnh thuộc phạm vi thực hiện dự án, Lai Châu là tỉnh có số đội viên có hộ khẩu thường trú ở ngoài tỉnh nhiều nhất với 31/38 đội viên (chiếm 81,5%). Các đội viên dự án gồm nhiều dân tộc khác nhau như Kinh chiếm 38,82%, Tày là 15,92%, Thái với 12,7%, Mường có 7,16%, Mông là 6,26%...

Kết quả tuyển chọn cho thấy, nhu cầu tăng cường trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân dân xã của các tỉnh có sự thay đổi so với chỉ tiêu được giao do một số xã đã bố trí đủ hai Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân ngay từ đầu nhiệm kỳ 2011-2016 trước khi dự án triển khai thực hiện. Qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước và kỹ năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch xã, đã có 224 học viên của 13 tỉnh được đánh giá đủ điều kiện để giới thiệu với cấp có thẩm quyền bố trí về làm Phó Chủ tịch xã tại các huyện nghèo (đạt 100%).

Hiện các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Kon Tum đã hoàn thành quy trình bầu và phê chuẩn chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân dân xã theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân và chính thức nhận nhiệm vụ về xã công tác. Dự kiến đến ngày 30/6 tới đây, các tỉnh còn lại sẽ hoàn thành công tác bầu và phê chuẩn chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho các đội viên dự án.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, sau một năm triển khai dự án cho thấy hầu hết cấp ủy và chính quyền các cấp của các tỉnh có huyện nghèo thuộc phạm vi thực hiện dự án đều thống nhất và ủng hộ chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học được đào tạo cơ bản về làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho các huyện nghèo; đồng thời tích cực, chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc triển khai thực hiện dự án, nhất là trong công tác tuyển chọn đội viên dự án. Cấp ủy Đảng và chính quyền cấp huyện và xã đã chỉ đạo, bố trí cán bộ, công chức tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội viên dự án trong suốt thời gian đi thực tế tại cơ sở, giúp các đội viên hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, do địa bàn, địa hình khó khăn và phức tạp nên một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang gặp khó khăn trong việc thu hút trí thức trẻ tham gia dự án. Tỉnh Lai Châu mới tuyển được 38/50 xã, tỉnh Điện Biên tuyển được 28/32 xã có nhu cầu tăng cường trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch xã. Đây chính là nguyên nhân dự án tuyển thiếu 41 người. Bên cạnh đó, một số địa phương do chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu, yêu cầu của dự án nên lúc đầu còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện hoặc định hướng việc tuyển chọn không đúng đối tượng đã được quy định, gây ảnh hưởng chung đến tiến độ tuyển chọn đội viên.

Theo ông Vũ Đăng Minh, Giám đốc Ban quản lý dự án, ngay cả vấn đề kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của dự án cũng chưa được bổ sung kịp thời, nhất là thời gian tập trung các đội viên để tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước và đi thực tế ở cơ sở khiến cho Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã gặp rất nhiều khó khăn, phải huy động sự giúp đỡ và phối hợp của các địa phương mới hoàn thành kế hoạch đề ra./.

(TTXVN)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất