(TCTG)- Ngày 23/5/2009, ông Horst Köhler đã tái đắc cử tổng thống Đức nhiệm kỳ 2 với thời hạn 5 năm. Kết quả này là một chiến thắng đầy ý nghĩa đối với cuộc bầu cử lập pháp vào tháng chín tới của nữ Thủ tướng Angela Merkel.
Theo ông Norbert Lammert, Chủ tịch Quốc hội, ông Horst Köhler đã giành được 613 phiếu phổ thông, tức một nửa số phiếu cần thiết trong một cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội.
Quốc hội Đức có 1.224 đại biểu, gồm các nghị sỹ của Hạ viện (Bundestag) và các thành viên của Thượng viện do 16 bang bầu ra.
Ông Horst Köhler năm nay 66 tuổi, là thành viên của Đảng Dân chủ - Thiên Chúa giáo (CDU) của đương kim Thủ tướng Angela Merkel và là cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ông Gesine Schwan, thành viên Đảng Dân chủ - Xã hội theo đường lối trung hữu, đối thủ của ông Horst Köhler giành được 503 phiếu phổ thông. Ứng cử viên cánh hữu (đối lập) - ông Peter Sodann giành được 91 phiếu, so với 4 phiếu giành được của ông Frank Rennicke, người theo đường lối cực tả.
Trong buổi họp báo ngắn sau cuộc bỏ phiếu, ông Horst Köhler tuyên bố: "Tôi sẽ nỗ lực để bảo vệ những điều giá trị và thay đổi những điều cần thay đổi".
Cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống diễn ra 4 tháng trước cuộc bầu cử lập pháp quan trọng. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Ngoại trưởng của Đảng Dân chủ - Xã hội Frank-Walter Steinmeier sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu mà cả hai đều hy vọng đạt được số phiếu cần thiết để chấm dứt "liên minh đa số" đang rệu rã.
Một thất bại của ông Horst Köhler có thể sẽ ảnh hưởng xấu cho bà Angela Merkel ngay trước một chiến dịch tranh cử mà đảng của bà đang dẫn đầu. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, với sự giúp đỡ của các thành viên Đảng Dân chủ - Tự do, đảng đã hậu thuẫn cho ông với vị trí là một đối tác tình thế sau cuộc bầu cử ngày 27/9, ông Horst Köhler đã giành chiến thắng trước bà Merkel, khi đó là thủ lĩnh phe đối lập.
Tổng thống Đức chỉ ra rằng việc làm, giáo dục và hội nhập các dân tộc thiểu số là những lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển, song cũng tỏ ra lạc quan về những khả năng vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế của nước Đức.
Minh Dung (Theo AP)