Trong Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, mặt trận Đường 9-Khe Sanh là một trong hai hướng chiến lược, có nhiệm vụ kéo đại bộ phận lực lượng cơ động của đối phương ra vòng ngoài, thực hiện nhiệm vụ nghi binh; đánh tiêu hao, tiêu diệt lớn, làm phá sản chiến lược quân sự “tìm diệt” của Mỹ; đồng thời thu hút, giam chân địch tạo thuận lợi cho quân và dân ta tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh chính thức bắt đầu lúc 2 giờ sáng 21/1/1968, giáp Tết Nguyên đán Mậu Thân, quân ta nổ súng tiến công căn cứ Khe Sanh cùng toàn bộ tuyến phòng thủ Đường 9 của Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn, mở đầu cho cuộc đọ sức kéo dài, quyết liệt. Khi mọi sự chú ý của phía Mỹ đổ dồn vào khe Sanh, đêm 31/1/1968 (đêm Giao thừa Tết Mậu Thân), quân, dân ta bất ngờ mở cuộc tiến công đồng loạt vào các đô thị lớn, đánh thẳng vào các cơ quan đầu não của Mỹ và chính quyền Sài Gòn làm rung chuyển những mục tiêu tưởng chừng bất khả xâm phạm của địch…
Trải qua 170 ngày đêm chiến đấu liên tục, đến 9/7/1968, chiến dịch Đường 9-Khe Sanh kết thúc thắng lợi.
Nhân kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, hướng tới kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đường 9-khe Sanh, xin giới thiệu một số bức tranh, ký họa của Đại tá, họa sĩ Phạm Thanh Tâm (Huỳnh Biếc) phóng tác ngay trong những ngày ông tham gia Chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, ghi lại hoạt động của bộ đội, du kích, diễn biến chiến dịch… bằng tranh, ký họa./.
|
Vào chiến trường B5 (ký họa chì).
|
|
Xuyên rừng (sơn dầu).
|
|
Trên đài quan sát Pháo binh ở Khe Sanh (mực nho).
|
|
Khoảnh khắc bình yên bên trận địa pháo (bút sắt đệm mực nho).
|
|
Pháo kích liên tục vào Khe Sanh (màu nước).
|
|
Áp giải tù binh mặt trận Khe Sanh (mực nho).
|
|
Bản Vân Kiều yên bình ven đường 9 (màu nước). |
(Nguồn: Hoàng Thành/QĐND)