Thứ Năm, 28/11/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 17/4/2015 14:34'(GMT+7)

EU đánh giá cao tiềm năng năng lượng đại dương của Việt Nam

(Ảnh minh họa: TTXVN)

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Trong khuôn khổ diễn đàn, phóng viên TTXVN tại Bỉ đã phỏng vấn ông Rémi Gruet, Giám đốc phụ trách và triển khai chính sách của Hiệp hội Năng lượng đại dương châu Âu (EOE).

Ông Gruet nhận định Việt Nam với hơn 3.000km bờ biển rất thuận lợi để khai thác năng lượng đại dương, góp phần phát triển kinh tế ở các vùng ven biển.

Ông cũng cho biết năng lượng xanh nói chung và năng lượng đại dương nói riêng đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các nước châu Âu. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraine, năng lượng đại dương sẵn có sẽ giúp châu lục này tránh được việc phụ thuộc vào nguồn khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine.

Diễn đàn Năng lượng đại dương tại Brussels thu hút sự tham dự của đại diện các tổ chức công nghiệp và năng lượng châu Âu, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, cùng đại diện của Nghị viện châu Âu. Diễn đàn này chủ yếu hướng tới mục tiêu hoàn thiện chính sách của EU, thúc đẩy nỗ lực của các quốc gia thành viên nhằm phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2020 và mục tiêu dài hạn của châu Âu nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham gia còn đề cập việc cấp giấy phép, phát triển kỹ thuật khai thác cũng như nguồn tài chính dành cho lĩnh vực năng lượng đại dương. Theo bà Lowri Evans, Vụ trưởng Vụ các vấn đề biển và nghề cá thuộc EC, châu Âu đang hướng tới công nghệ mới về năng lượng đại dương bao gồm năng lượng sóng, thủy triều, độ mặn, khí tượng học, nhằm xây dựng một kế hoạch hành động để khai thác tiềm năng này một cách bền vững, đáp ứng quy định trong chính sách biển của EU.

Mới đây, ngành năng lượng đại dương được EC coi là một trong năm lĩnh vực phát triển “kinh tế xanh” nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho khu vực ven biển.

Ngoài ra, việc khai thác nguồn năng lượng đại dương còn giúp EU tăng cường an ninh năng lượng và hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt hóa thạch sử dụng trong sản xuất điện.

Đây là một khía cạnh đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia EU và khu vực biển đảo, nơi nguồn năng lượng xanh góp phần đảm bảo tự chủ năng lượng, thay thế việc sản xuất điện với giá thành cao bằng các nhà máy điện diesel. Trung bình mỗi năm EU hiện chi khoảng 500 tỷ euro cho năng lượng hóa thạch./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất