Thứ Ba, 19/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 10/11/2009 21:22'(GMT+7)

FAO cảnh báo nguy cơ thiếu lương thực

Các quốc gia phát triển cần phải tăng trợ cấp về nông nghiệp lên tới 17% để giúp các nước đang phát triển phát triển nông nghiệp.

Các quốc gia phát triển cần phải tăng trợ cấp về nông nghiệp lên tới 17% để giúp các nước đang phát triển phát triển nông nghiệp.

Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf đưa ra lời cảnh báo trên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lượng thực thế giới sẽ diễn ra tại Rome, Italia vào tuần tới.

Các quốc gia đang phát triển đang cần nhiều trợ giúp từ các quốc gia phát triển để ngăn chặn tình trạng thiếu đói ngày một gia tăng, đặc biệt đã lên tới con số kỷ lục 1 tỷ người chủ yếu do hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu vừa qua.

Theo ông Jacques Diouf, hiện nhiều nhà lãnh đạo của cả quốc gia phát triển và đang phát triển đều chưa ưu tiên mạnh mẽ cho chống đói nghèo. 

Theo ông Jacques Diouf, nguyên nhân cơ bản dẫn tới một cuộc khủng hoảng lương thực như năm 2007-2008 vẫn chưa được giải quyết. Ông cũng trích dẫn một số nguyên nhân như tác động của biến đổi khí hậu (hạn hán tại châu Phi), tăng dân số và việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc sinh học đang làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu lương thực trên thế giới. 

Các quốc gia phát triển có thể giải quyết vấn đề thiếu lương thực bằng cách tăng sản lượng thêm 13%, nhưng các quốc gia đang phát triển chỉ có thể tăng sản lượng trung bình 2,7%, ông Diouf nói.

Điều đó lý giải giá lương thực thực phẩm tại các quốc gia phát triển vẫn cao, trong khi tại rất nhiều quốc gia đang phát triển, giá cả các loại hàng hóa này cũng chỉ giảm chút ít so với mức tăng kỷ lục hồi cuối năm ngoái.

Do đó, Tổng Giám đốc FAO Jacques Diouf kêu gọi các quốc gia phát triển tăng việc trợ nông nghiệp từ mức 5% hiện tại lên 17% để giúp nông dân tại các nước đang phát triển hoàn thiện mạng lưới tưới tiêu, mua phân bón, hạt giống tốt, thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp...

Tổng giá đốc FAO nhấn mạnh: "Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng nghịch lý khi tại mỗi nước phát triển, chỉ cần 2-4% dân số làm nghề nông cũng đủ cung cấp sản phẩm cho các nước này, trong khi tại mỗi quốc gia đang phát triển, có tới 60-80% dân số làm nông nghiệp nhưng cũng không đủ khả cung cấp lương thực cho toàn bộ dân số".  

Được biết, Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lượng thực thế giới tổ chức tại Rome từ 16-18/11 tới đây sẽ thảo luận biện pháp giảm bớt tỷ lệ đói nghèo trên toàn cầu không chỉ bằng biện pháp tăng cường khả năng hợp tác giữa chính phủ, các tổ chức đa phương và phi chính phủ mà còn hướng vào mục tiêu cải cách Ủy ban An ninh lương thực thế giới (CFS). Theo đó, CFS sẽ có vai trò cao hơn để quản lý và đảm bảo tiền hỗ trợ được chuyển tới lĩnh vực nông nghiệp./.

TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất