Chủ Nhật, 22/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Thứ Tư, 21/9/2011 10:33'(GMT+7)

Già hóa dân số phải được coi là vấn đề kinh tế- xã hội và y tế

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngày 20/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc gia về “Già hóa dân số và người cao tuổi tại Việt Nam và định hướng xây dựng Chương trình Quốc gia dành cho Người cao tuổi Giai đoạn 2012-2020”, do Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tổ chức.

Hiện cả nước có khoảng gần 2 triệu người cao tuổi đang hưởng chế độ hưu trí; gần 140.000 người cao tuổi cô đơn, nghèo khó đang phải hưởng chính sách xã hội và gần 5,6 triệu người cao tuổi đang hưởng chế độ hưu trí. Tuy nhiên nhìn chung tỷ lệ bao phủ của hệ thống an sinh xã hội đối với người cao tuổi còn hạn chế. Đặc biệt người cao tuổi đa phần sức khỏe không ổn định, các chế độ tinh thần, vật chất cũng như chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy, dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng và chẳng bao lâu Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già hóa dân số do tuổi thọ tăng trong khi tỷ lệ sinh giảm. Theo cảnh báo của các chuyên gia, thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ giai đoạn “già hóa” sang cơ cấu dân số "già" sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn. Chẳng hạn như Thụy Điển là 85 năm, Nhật Bản 26 năm, Thái Lan 22 năm, và Việt Nam chỉ còn 20 năm. Hậu quả là Việt Nam đối mặt với nguy cơ "già trước khi giàu", khi tốc độ già hóa dân số tiếp tục tăng cao trong khi thu nhập bình quân đầu người mới chỉ ở mức trung bình thấp. Đây thực sự là thách thức to lớn đòi hỏi Việt Nam cần phải ngay từ bây giờ chuẩn bị chiến lược và chính sách đáp ứng phù hợp với vấn đề dân số già hóa sẽ diễn ra nhanh trong thập kỷ tới.

Theo đó, Việt Nam cần nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách, cũng như toàn xã hội về những thách thức của vấn đề già hóa dân số và việc cải thiện mức sống hiện nay; già hóa dân số phải được coi là vấn đề kinh tế - xã hội và y tế; tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với an sinh xã hội, cần được tăng cường nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập cho người cao tuổi. Chăm sóc sức khỏe và những dịch vụ khác cần được tăng cường, những dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với sự tham gia tích cực của tất cả các ngành cần được xây dựng và mở rộng; xây dựng cơ sở dữ liệu có tính đại diện quốc gia và thực hiện nghiên cứu toàn diện về người cao tuổi./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất