Chủ Nhật, 22/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Thứ Ba, 30/8/2011 22:26'(GMT+7)

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Tại Hội thảo, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ qua việc đánh giá thực trạng kết quả và những mặt còn hạn chế trong công tác tuyên truyền pháp luật cho thanh niên, Hội thảo là dịp để các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp góp phần đưa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên hiệu quả, thiết thực.

Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật- Bộ Tư pháp Nguyễn Duy Lãm cho rằng ý thức chấp hành pháp luật của công dân chính là điểm yếu nhất, từ đó dẫn đến sự vi phạm pháp luật. Ngày 26/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2160/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên giai đoạn 2011-2015. Đề án hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng niềm tin với pháp luật từ đó hình thành thái độ và hành động đúng đắn cho thanh niên trong việc chấp hành pháp luật. Đề án xác định 3 nhóm mục tiêu cần phải đạt được bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, trang bị kiến thức pháp luật về các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống, học tập, công việc của thanh thiếu niên; giảm từ 10% trở lên số người vi phạm pháp luật là thanh thiếu niên, số vụ vi phạm pháp luật có thanh thiếu niên tham gia; nâng cao năng lực cán bộ Đoàn, Đội làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên (phấn đấu đạt 70% số người thuộc đối tượng này được bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật).

Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống của thanh niên, các đại biểu cho rằng Đảng và Nhà nước cần coi trọng thanh niên ngay từ khi nghiên cứu, đề xuất, thực hiện và bổ sung, sửa đổi chính sách và luật pháp; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho mọi đối tượng thanh niên, trong đó phát huy các mô hình, sân chơi về pháp luật phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi thanh niên. Các cấp, các ngành cần quan tâm nâng cao năng lực của đội ngũ những người thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Nội dung và hình thức tuyên truyền phải được xây dựng phù hợp với từng đối tượng thanh niên cụ thể để mang lại hiệu quả cao... Các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu tăng chế tài xử phạt vi phạm và có những biện pháp tác động vào tâm lý, từ đó giúp điều chỉnh hành vi./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất