Thứ Tư, 27/11/2024
Y tế - Dân số
Thứ Bảy, 26/9/2015 12:18'(GMT+7)

Gia Lai: Cần có chế tài đủ mạnh để xử lý tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài

Trong đó, các công ty cổ phần có số nợ lớn và chây ỳ kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Cụ thể: Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Gia Lai nợ 36 tháng bảo hiểm của người lao động với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng; Công ty cổ phần xây lắp 117 nợ 44 tháng với số tiền hơn 1,4 tỷ đồng; Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà 3 nợ 9 tháng với số tiền hơn 6,2 tỷ đồng… 

Theo ông Trần Ngọc Tuấn, Trưởng phòng thu, Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai cho biết: Mặc dù Bảo hiểm xã hội tỉnh thường xuyên triển khai quyết liệt các biện pháp trong thẩm quyền như thông báo định kỳ hàng tháng mời các đơn vị nợ đọng bảo hiểm làm việc để giải quyết các khoản nợ; phối hợp với tổ thanh tra liên ngành về thu hồi nợ đọng của tỉnh thường xuyên thanh tra, kiểm tra các đơn vị nợ đọng, từ đó kiện toàn hồ sơ để lập thủ tục khởi kiện các đơn vị nợ đọng ra tòa án dân sự… Tuy nhiên, do chế tài xử phạt hiện hành chưa đủ mạnh nên các doanh nghiệp vẫn làm ngơ, dây dưa kéo dài nhiều năm gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ. 

Tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài nhiều năm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động và gây khó khăn trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Theo ông Trần Ngọc Tuấn, để bảo vệ quyền lợi của người lao động, Quốc hội cần xem xét, sớm thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có bổ sung chế tài để xử lý nghiêm minh tình trạng các doanh nghiệp trốn nợ bảo hiểm xã hội; có thể tăng chế tài xử phạt các đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội gấp nhiều lần so với lãi suất ngân hàng; các cấp thẩm quyền có cơ chế rút giấy phép kinh doanh đối với các đơn vị cố tình dây dưa nợ đọng bảo hiểm xã hội. 

Trước tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai cố tình nợ bảo hiểm xã hội dây dưa kéo dài và có chiều hướng gia tăng, có ý kiến cho rằng việc nghiên cứu hình thành khung pháp lý hình sự hóa hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội là giải pháp then chốt để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động./.

Mai Thanh


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất