Thứ Ba, 15/10/2024
Đời sống
Thứ Bảy, 23/5/2009 13:20'(GMT+7)

Giá nước đô thị cao nhất sẽ là 12.000 đồng/m3

Niềm vui nước sạch của trẻ em nông thôn

Niềm vui nước sạch của trẻ em nông thôn

 Cũng theo Thông tư này, giá nước sạch tại các đô thị loại 2, 3, 4 và 5 sẽ ở mức thấp nhất là 2.000 đồng/m3 và cao nhất là 3.000 đồng/m3.

Giá nước sạch sinh hoạt nông thôn sẽ ở mức cao nhất là 8.000 đồng/m3 và cao nhất là 10.000 đồng/m3. Đối với nước sạch sinh hoạt tại khu công nghiệp áp dụng khung giá nước sạch sinh hoạt theo giá của loại đô thị có khu công nghiệp đó.

Mức giá nước mới này cao hơn khá nhiều so với mức đề xuất của liên ngành giao thông, tài chính và kế hoạch - đầu tư Hà Nội đưa ra hồi năm 2008. Khi đó liên ngành Hà Nội đề xuất tăng giá nước sạch bán trên địa bàn thành phố với mức thấp nhất cho một mét khối nước sinh hoạt là 3.600 đồng và cao nhất là 8.000 đồng.

Đã theo cơ chế giá thị trường

Ông Nguyễn Tôn, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết: Điểm mới trong cách tính giá nước này là việc giá nước sẽ được tính đúng, tính đủ theo giá thị trường với mức giá trần và giá sàn của nước sinh hoạt. Tuy nhiên giá nước cụ thể vẫn do UBND các tỉnh, thành phố tự quyết định.

Kết quả cuộc khảo sát mới đây của Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho thấy với giá nước hiện nay rất thấp dẫn đến tỉ số vay nợ của các công ty cấp nước rất cao lên tới 32 lần so với thu nhập bình quân của công ty cấp nước dẫn đến việc các công ty không đủ trang trải các khoản nợ vay.

Mức giá hiện nay đã tăng hơn so với năm 2008, từ mức trung bình 2.800 đồng/m3 lên 4.500 đồng/ m3. Tuy nhiên, quyết định mới này cho thấy doanh nghiệp (DN) có thể tính toán lại chi phí của mình sao cho đảm bảo lợi ích kinh doanh. Hiện nay, giá đầu vào để sản xuất nước sạch đều tăng (giá điện tăng, nhất là giá điện giờ cao điểm đã ảnh hưởng rất lớn đến chi phí giá thành đầu vào của giá nước) trong khi chi phí điện chiếm 20% giá thành của nước. Ngoài ra, khi DN bơm nước ở các hồ đã phải trả 750 đồng/m3. Với chi phí điện, hoá chất tẩy lọc... sẽ khiến các DN không thể không tăng giá nước sạch sinh hoạt được.

Theo Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam, từ 1/1/2009, đã có trên 20 địa phương ban hành mức giá mới. Cụ thể tại Hoà Bình, Công ty cấp nước Hoà Bình thông báo 4 mức giá: 3.160 đồng cho 10m3 đầu tiên; 4.060 đồng/ m3 áp dụng từ m3 thứ 10 đến 20; 4.790 đồng/ m3 áp dụng m3 thứ 21 đến 30. Trên 30 m3 chịu mức giá 5.760 đồng/m3. 

Với các mức sử dụng như ở Hoà Bình, Quảng Ninh có đơn giá tương ứng mỗi m3 nước là 4.000 đồng, 5.200 đồng, 6.000 đồng và 6.600 đồng...

"Hiệp hội cấp thoát nước kiến nghị nhà nước cần có chính sách ưu đãi, ví dụ giảm giá thành nước bơm ở hồ để DN có điều kiện giảm giá bán đối với các hộ chính sách, các đối tượng nghèo, vùng sâu vùng xa".

"Giá nước sẽ tăng tiếp. Nước cũng là một loại hàng hóa như các sản phẩm khác. Các DN phải kinh doanh theo cơ chế thị trường mà nhà nước thì không còn bao cấp nữa. Đáng lẽ DN phải khấu hao để trả nợ và tích luỹ trở lại để tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên, trước đây, giá nước thấp, DN chỉ có thu hồi được chi phí vận hành mà không có duy trì bảo dưỡng đường ống" - ông Nguyễn Tôn cho biết.

Ngành nước sẽ có biểu giá luỹ tiến để tính giá nước. Nghĩa là càng dùng nhiều thì càng phải chịu giá cao, giống như cách tính của giá điện.

"Theo tôi, nếu giá nước có tăng thì cũng không ảnh hưởng đến đời sống của người dân khi sử dụng hạn mức cho phép" - ông Nguyễn Tôn khẳng định.

Giá cao nhưng hàng chưa tốt

Theo giải thích của Hiệp hội cấp thoát nước Việt Nam, nếu không tăng giá bán nước sạch thì ngành kinh doanh nước sẽ thua lỗ, không có tiền đầu tư nâng cấp hệ thống cấp nước, tăng áp lực.

Theo ông Nguyễn Xuân Lai, Tổng thư ký Hội nước sạch và môi trường Việt Nam thì giá nước sạch sinh hoạt phải được tính toán làm sao đảm bảo lợi ích kinh doanh của DN. Chắc chắn giá nước tăng thì người dân sẽ sử dụng nước tiết kiệm hơn, hợp lý hơn. Tuy nhiên, không thể có việc tăng giá nước trong khi nước vẫn thiếu và chất lượng nước thì không tăng.

Việc chất lượng nước còn nhiều thứ "mập mờ" như hiện nay, theo ông Nguyễn Xuân Lai là vì có quá nhiều bộ ngành quản lý tài nguyên nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì quản lý chất lượng nước sạch ở nông thôn. Bộ Xây dựng thì quản lý chất lượng ở thành thị. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Còn Bộ Khoa học - Công nghệ thì đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng về nước. Do vậy cần thiết phải có một cơ quan đứng ra chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng nước sạch, tránh nhiều bộ, nhiều ngành tham gia. Nước là một sản phẩm hàng hoá nên cũng cần phải có việc kiểm tra chất lượng định kỳ và công bố chất lượng thường xuyên để bảo vệ quyền lợi của người dân. "Hơn nữa, nước là hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ đời sống của người dân, do vậy nếu nước vùng nào đó không đảm bảo thì cần phải công bố công khai. Như thế chất lượng mới dần được nâng lên được" - ông Lai nói.

Ông Nguyễn Xuân Lai khẳng định việc tăng giá nước không phải là giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng nước. Theo ông Lai, ngành nước phải nâng cao chất lượng quản lý đường ống, đồng hồ và những chi phí đầu vào như điện, công nghệ lọc, hoá chất lọc tẩy... Hơn nữa, không thể để tình trạng thất thoát nhiều mà mặc nhiên tính vào giá thành sản phẩm. Yêu cầu đặt ra khi ban hành khung giá để DN tự chủ kinh doanh thì nhà nước cần giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của ngành nước khi còn đang độc quyền./.

(Theo VOVNews)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất