Thứ Ba, 17/9/2024
Xã hội
Thứ Bảy, 24/11/2018 10:40'(GMT+7)

Giải Báo chí với phát triển bền vững: Trao Giải năm 2018 và phát động Giải năm 2019

Chiều ngày 23/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phối hợp với Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2018” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019”.

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh PV

Tham dự buổi lễ có tân Đại sứ Canada tại Việt Nam - bà Deborah Paul, Giám đốc chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh; ông Michael Krakowski, Trưởng đại diện của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam; ông Nguyễn Công Minh Bảo, Trưởng nhóm Chương trình phụ nữ dân tộc miền núi của CARE International Việt Nam; bà Vũ Minh Hải và đại diện của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Green ID), Trung tâm Con người và thiên nhiên PanNature, Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI…

Ông Trần Nhật Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED) phát biểu trong Lễ trao Giải Báo chí với phát triển bền vững 2018 và phát động Giải năm 2019.


Giám đốc Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh – ông Michael Krakowski phát biểu tại buổi lễ

Các bài tham dự Giải 2018 về cơ bản đều đảm bảo đúng Thể lệ, được đăng tải trên 142 tờ báo điện tử chính thống, có nhiều bài báo của các nhà báo đến từ các báo lớn như: Nhân dân, Chính phủ điện tử, Báo điện tử Đảng Cộng Sản, Vnexpress.net, Dân Trí, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Tiền Phong Pháp luật TP. HCM, Thời báo Kinh tế Việt Nam,  Quân đội nhân dân, Sài Gòn Giải Phóng, Báo Đại biểu nhân dân, Báo, Báo Công an TP HCM…; các đài truyền hình lớn như: Truyền hình Thông tấn xã, VOV, VTC, Quốc phòng, Quốc hội, Truyền hình Hà Nội và một số đài truyền hình địa phương.

Trong 503 bài báo tham dự có 205 bài, chiếm 40, 7%, thuộc lĩnh vực môi trường, 214 bài - chiếm 42,5%, thuộc lĩnh vực giới, 84 bài – chiếm 16%, ở các lĩnh vực khác.

Thể loại bài tham dự Giải lần này rất phong phú, từ các tin tức cho tới các loạt bài phóng sự, phóng sự điều tra, ghi nhanh… trong đó có 140 phóng sự điều tra, chiếm 28%; 27 phóng sự, chiếm 5% và 171 tin, chiếm 34%.

Số lượng tác giả nữ tham gia Giải chiếm ưu thế, tới 94 tác giả, chiếm 54,33%, trong khi đó, nam tác giả là 79 người, chiếm 45,67%.

Tác giả gửi nhiều bài dự giải nhất là Trần Trọng Trung (Trung tâm Văn hoá Thể thao & Truyền thanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và Phạm Kế Toại (Báo Nông nghiệp Việt Nam), mỗi người gửi 19 bài.

Có 2 tập thể gửi bài dự Giải là Chi hội nhà báo Báo điện tử Chính phủ và báo Bà Rịa Vũng Tàu.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, những tác phẩm lọt vào vòng chung khảo đều có chất lượng cao.

Sau những ngày làm việc công tâm, khách quan, Ban Giám khảo và Ban Tổ chức đã chọn ra được 10 giải, trong đó có 4 giải về giới, gồm 1 giải A, 2 giải B và 1 giải C;  6 giải vễ lĩnh vực môi trường, gồm 1 giải A, 3 giải B và 2 giải C.

Ở lĩnh vực Giới, giải A được trao cho loạt bài “Cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì” (Tác giả: Tuấn Ngọc – Tô Dung, báo Lào Cai).

Tân Đại sứ Canada tại Việt Nam – bà Deborah Paul, trao giải cho 2 nhà báo Tuấn Ngọc – Tô Dung (báo Lào Cai) đạt giải A ở lĩnh vực giới.

Ở lĩnh vực môi trường, giải A được trao cho loạt bài 19 kỳ “Những mùa dứa thối trên nương ở Lào Cai” (Tác giả: Phạm Kế Toại, Báo Nông nghiệp Việt Nam).

Giám đốc Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/ Tăng trưởng xanh – ông Michael Krakowski, trao giải cho tác giả đoạt giải A ở lĩnh vực môi trường.

Cùng với lễ trao Giải năm 2018, Ban Tổ chức đã phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” dành cho các sản phẩm báo chí về thúc đẩy 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam theo Quyết định 622/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Sản phẩm là những tác phẩm báo chí, có thể là một bài báo hay loạt bài đã được xuất bản trên các báo điện tử, tạp chí điện tử, phiên bản điện tử của các cơ quan báo chí Việt Nam từ ngày 1/1/2019 đến hết ngày 31/10/2019 (Sản phẩm đa phương tiện, bao gồm cả: viết, ảnh, audio, infographic,...).

Giải thưởng không đơn thuần chỉ đánh giá nội dung sản phẩm báo chí mà còn đánh giá sự lan tỏa, thúc đẩy các bên trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới. Các mục tiêu trong Chương trình nghị sự 2030 của Liên hiệp quốc được xem như là định hướng mang tính toàn cầu và mỗi quốc gia cần phải đặt ra các mục tiêu phù hợp với bối cảnh của quốc gia để thực hiện.

Các đại biểu và tác giả đoạt giả chụp ảnh lưu niệm

* Tham khảo Thể lệ và chi tiết Giải trên trang thông tin của Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED): http://red.org.vn/

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất