Cuộc gặp giữa các quan chức ngoại giao Nga, Mỹ và LHQ tại Geneva vẫn chưa thể đi
tới một thỏa thuận rõ ràng.
Những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria một lần nữa rơi vào bế
tắc. Tại cuộc họp ngày 11/1 ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ, các quan chức ngoại
giao Nga, Mỹ và Liên Hợp Quốc vẫn chưa thể đạt được một thỏa thuận rõ ràng nào,
mà chỉ một lần nữa nhấn mạnh tính cần thiết của một giải pháp chính trị. Đây là
lần thứ 3 kể từ tháng 12 năm ngoái, những cuộc gặp như thế này được tổ chức.
Cuộc gặp diễn ra giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga
Mikhail Bogdanov, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns và Đặc phái viên quốc
tế về Syria Lakhdar Brahimi. Tuy nhiên, cũng giống như những lần họp trước đó,
các bên vẫn chưa thể tìm ra được một thỏa thuận rõ ràng nào, mà chỉ một lần nữa
khẳng định sẽ tiếp tục các nỗ lực.
Phát biểu với báo chí sau cuộc họp, đặc phái viên
Brahimi thừa nhận, cơ hội sớm tìm ra một thỏa thuận chính trị là không cao. “Tất
cả chúng tôi đều rất quan tâm đến những gì mà nhân dân Syria đang phải hứng
chịu. Mọi việc đã kéo dài quá lâu và chúng tôi đều nhận thức được sự cần thiết
phải sớm chấm dứt tình trạng đổ máu hiện nay cũng như mọi hình thức bạo lực tại
Syria. Lúc này chưa thể chắc chắn về một giải pháp song điều duy nhất tôi có thể
khẳng định là nhân dân Syria cần tiếp tục các nỗ lực nhằm tìm ra một giải pháp
hòa bình”, ông Brahimi nêu rõ.
Kết quả này một lần nữa cho thấy những bất đồng
sâu sắc giữa các cường quốc phương Tây. Tới nay, Chính phủ Nga vẫn bác bỏ mọi
nghị quyết lên án chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và cho rằng, cuộc
khủng hoảng chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại, mà không có bất kỳ
điều kiện tiên quyết nào. Lập trường này ngược hẳn với lập trường của phe đối
lập tại Syria và các nước phương Tây yêu cầu sự ra đi của Tổng thống Syria
al-Assad.
Hơn nữa, ngay trước khi diễn ra cuộc gặp, sứ mệnh
của Đặc phái viên Brahimi đã gặp khó khăn khi chính quyền Syria dù khẳng định
tiếp tục hợp tác với đặc phái viên quốc tế, song chỉ trích ông này có thái độ
thiên vị cho những người thực hiện kế hoạch chống phá chính phủ và người dân
Syria.
Trước đó, hồi cuối tuần qua, ông Brahimi đã bác
bỏ vai trò của Tổng thống al-Assad về một chính phủ chuyển giao, đồng thời kêu
gọi ông Assad phải từ chức.
Theo Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột kéo dài 22
tháng qua ở quốc gia Trung Đông này đã làm hơn 60.000 người thiệt mạng. Dư luận
quốc tế lo ngại, nếu không sớm tìm ra một giải pháp chính trị con số này sẽ còn
tiếp tục tăng bởi tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sắp chấm
dứt./.
Theo
Cuộc gặp diễn ra giữa Thứ trưởng Ngoại giao Nga
Mikhail Bogdanov, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns và Đặc phái viên quốc
tế về Syria Lakhdar Brahimi. Tuy nhiên, cũng giống như những lần họp trước đó,
các bên vẫn chưa thể tìm ra được một thỏa thuận rõ ràng nào, mà chỉ một lần nữa
khẳng định sẽ tiếp tục các nỗ lực.
Phát biểu với báo chí sau cuộc họp, đặc phái viên
Brahimi thừa nhận, cơ hội sớm tìm ra một thỏa thuận chính trị là không cao. “Tất
cả chúng tôi đều rất quan tâm đến những gì mà nhân dân Syria đang phải hứng
chịu. Mọi việc đã kéo dài quá lâu và chúng tôi đều nhận thức được sự cần thiết
phải sớm chấm dứt tình trạng đổ máu hiện nay cũng như mọi hình thức bạo lực tại
Syria. Lúc này chưa thể chắc chắn về một giải pháp song điều duy nhất tôi có thể
khẳng định là nhân dân Syria cần tiếp tục các nỗ lực nhằm tìm ra một giải pháp
hòa bình”, ông Brahimi nêu rõ.
Kết quả này một lần nữa cho thấy những bất đồng
sâu sắc giữa các cường quốc phương Tây. Tới nay, Chính phủ Nga vẫn bác bỏ mọi
nghị quyết lên án chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad và cho rằng, cuộc
khủng hoảng chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại, mà không có bất kỳ
điều kiện tiên quyết nào. Lập trường này ngược hẳn với lập trường của phe đối
lập tại Syria và các nước phương Tây yêu cầu sự ra đi của Tổng thống Syria
al-Assad.
Hơn nữa, ngay trước khi diễn ra cuộc gặp, sứ mệnh
của Đặc phái viên Brahimi đã gặp khó khăn khi chính quyền Syria dù khẳng định
tiếp tục hợp tác với đặc phái viên quốc tế, song chỉ trích ông này có thái độ
thiên vị cho những người thực hiện kế hoạch chống phá chính phủ và người dân
Syria.
Trước đó, hồi cuối tuần qua, ông Brahimi đã bác
bỏ vai trò của Tổng thống al-Assad về một chính phủ chuyển giao, đồng thời kêu
gọi ông Assad phải từ chức.
Theo Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột kéo dài 22
tháng qua ở quốc gia Trung Đông này đã làm hơn 60.000 người thiệt mạng. Dư luận
quốc tế lo ngại, nếu không sớm tìm ra một giải pháp chính trị con số này sẽ còn
tiếp tục tăng bởi tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sắp chấm
dứt./.
Theo VOVnews