Thứ Hai, 30/9/2024
Môi trường
Thứ Bảy, 30/5/2009 8:24'(GMT+7)

Giải quyết vấn đề bồi thường do ô nhiễm sông Thị Vải phải có lý, có tình

Sông Thị Vải vẫn đang ô nhiễm nặng. Ảnh tư liệu

Sông Thị Vải vẫn đang ô nhiễm nặng. Ảnh tư liệu

Về vấn đề này, Thủ tướng vừa yêu cầu UBND các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TPHCM làm rõ mức độ thiệt hại do Công ty Vedan và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải gây ra để giải quyết có lý, có tình yêu cầu bồi thường thiệt hại của người dân.

Thủ tướng chỉ đạo không để vụ việc phát sinh phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến đời sống, sản xuất của người dân, hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện ngay việc chuyển số tiền thu từ xử phạt hành chính, truy thu phí bảo vệ môi trường trốn nộp của Công ty Vedan về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 11-5 vừa qua, Đoàn công tác của Bộ TN-MT do Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên dẫn đầu đã vào làm việc với UBND các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM và các cơ quan liên quan để giải quyết các tồn tại liên quan đến những vi phạm môi trường của Công ty Vedan.

Những tranh luận giữa Vedan và nông dân 3 tỉnh thành Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM suốt thời gian qua đã buộc Bộ phải tổ chức cuộc họp các bên. Song vấn đề tranh cãi vẫn xoay quanh cách gọi hỗ trợ hay đền bù thiệt hại.

Trước đó lãnh đạo Hội nông dân các tỉnh Đồng Nai, TPHCM và Bà Rịa Vũng Tàu đã chính thức khước từ mức hỗ trợ 25 tỷ đồng. Khoản này được Vedan dự trù chia cho Đồng Nai - TPHCM mỗi nơi 7 tỷ đồng, Bà Rịa Vũng Tàu 6 tỷ đồng, còn lại làm phúc lợi. Về phía Vedan, công ty này một mực giữ nguyên lập trường chỉ hỗ trợ chứ "yêu cầu bồi thường là không có chứng cứ".

Quan điểm của Bộ TN-MT là không nên phân biệt giữa hỗ trợ hay thiệt hại mà điều quan trọng là hai bên phải ngồi lại với nhau, thỏa thuận để đạt kết quả tốt nhất, kéo nhau ra tòa chỉ phức tạp cho cả hai bên.

SGGP

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất