Thứ Sáu, 11/10/2024
Đời sống
Thứ Sáu, 26/2/2010 14:50'(GMT+7)

Giảm nghèo cho 62 huyện nghèo là chủ trương lớn

Bộ trưởng cho biết, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành ưu tiên bố trí kinh phí từ các chương trình, dự án, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA và tạm ứng vốn năm 2010 cho các huyện nghèo với tổng số tiền khoảng 10.000 tỷ đồng.
 
Đến nay đã có 41 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhận giúp đỡ 62 huyện nghèo. Đến hết tháng 11/2009 đã có 38/41 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp cam kết hỗ trợ cho 62 huyện nghèo với tổng số tiền 2.103 tỷ đồng trong giai đoạn 2009-2020 (riêng 2009 là 697 tỷ đồng). Với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ của doanh nghiệp, Quỹ vì người nghèo các địa phương và đóng góp của họ hàng, dòng tộc hộ nghèo, đến hết năm 2009, cả nước cơ bản hoàn thành 77.311 căn nhà mới cho các hộ nghèo.
 
Các địa phương cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất cho người dân nghèo tại các huyện nghèo trong việc khai hoang, phục hóa đất sản xuất; hỗ trợ giống, phân bón, mua trâu bò chuyển đổi cơ cấu cây trồng; cho hơn 62.000 hộ vay không lãi suất để mua trâu bò, xây dựng chuồng, trại, mua giống cây trồng; đẩy mạnh thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí qua các chương trình xây dựng, mở rộng trường dân tộc nội trú, trung tâm dạy nghề; tăng cường giáo viên cho các địa bàn các xã thuộc huyện nghèo. Với hiệu quả từ nguồn lực đầu tư của các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo hiện hành, kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 30a, tỷ lệ hộ nghèo trung bình của 62 huyện nghèo đã giảm bình quân khoảng 4%/năm, từ 47% (năm 2008) xuống còn khoảng 43% (năm 2009).

 Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Trần Huy Liệu cho biết, Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL) đang khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Đề án để trình Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 6/2010. Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng Đề án, những đánh giá về thực trạng công tác TGPL tại các huyện nghèo cũng đã được nêu ra.
 
Đến nay 63/63 địa phương đã có Trung tâm TGPL Nhà nước thuộc Sở Tư pháp; các tỉnh, huyện nghèo đã thành lập được Chi nhánh của Trung tâm TGPL, Tổ TGPL…Hàng năm, các Trung tâm đã thực hiện TGPL hàng chục nghìn vụ việc cho các huyện nghèo và tổ chức thực hiện hàng trăm đợt TGPL lưu động về các vùng sâu, vùng xa. Hoạt động này đã từng bước góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động TGPL, bước đầu đã có tác động tích cực đến một bộ phận cán bộ và nhân dân về yêu cầu sống và làm việc theo pháp luật.

Theo VnMedia
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất