Thứ Hai, 23/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 15/11/2012 15:52'(GMT+7)

Giữ hồn cốt văn hóa trong điệu hát văn, hát chầu văn

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Liên hoan quy tụ các đoàn nghệ thuật quần chúng ở các huyện, thành, thị và các câu lạc bộ nghệ thuật, với hơn 200 diễn viên, nhạc công trong tỉnh Vĩnh Phúc. Các đoàn đã đem đến Liên hoan những bài hát văn cổ truyền và bài hát được đặt lời mới ca ngợi quê hương, đất nước, ngợi ca đời sống, nhịp sống mới với chất liệu âm nhạc tươi vui, sống động được chắt lọc từ âm nhạc chầu văn cổ truyền.

Nghệ thuật hát văn (còn gọi là hát bóng) là loại hình ca hát cổ Việt Nam, có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo). Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát chầu văn bao gồm 4 hình thức biểu diễn: hát thờ, hát thi, hát hầu và hát văn nơi cửa đền.

Liên hoan đã giới thiệu đến người nghe nhiều tiết mục xuất sắc, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như hát văn "Bức tranh quê hương" của đoàn nghệ thuật huyện Vĩnh Tường, "Về thăm Lăng Bác" của đoàn Tam Dương, "Đẹp tựa trăng rằm" của đoàn Lập Thạch hay như "Ca ngợi quê hương Vĩnh Phúc" của đoàn thành phố Vĩnh Yên… Một số tiết mục hát chầu văn như "Chúa đệ nhất", "Quan Tam", Cô bé… đưa lên sân khấu đã được đông đảo khán giả tán thưởng, ca ngợi và cổ vũ rất nồng nhiệt. Đây cũng là dịp để các nghệ sĩ, các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm và thúc đẩy phong trào tập luyện, biểu diễn loại hình nghệ thuật đặc sắc này trong sinh hoạt văn hóa truyền thống tại cộng đồng dân cư./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất