Thứ Hai, 30/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 31/3/2009 11:36'(GMT+7)

Góp phần nâng cao chất lượng học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Để việc học tập chỉ thị, nghị quyết của Đảng đạt kết quả, xin nêu một vài suy nghĩ sau:

Sau Hội nghị Trung ương, Ban Tuyên giáo các cấp từ Trung ương đến địa phương cần có kế hoạch biên tập tài liệu nhanh, gọn hơn để giúp cơ sở triển khai sớm. Tránh tình trạng để thời gian kéo dài ảnh hưởng đến tính thời sự, đồng thời khắc phục được tình trạng nghị quyết trước chưa học xong đã có nghị quyết sau.

Người quán triệt chỉ thị, nghị quyết, theo hướng dẫn gần đây của Ban Tuyên giáo TW thì đồng chí Bí thư cấp uỷ là người trực tiếp truyền đạt. Tuy nhiên qua thực tế thời gian qua, nhiều đảng bộ vẫn không thực hiện được điều này, phải mời báo cáo viên với lý do: đồng chí bí thư cấp uỷ quá bận hoặc là khả năng “nói” còn hạn chế.v.v... Tuy nhiên theo tôi, nếu đồng chí bí thư cấp uỷ trực tiếp là người truyền đạt chỉ thị, nghị quyết sẽ có mấy cái “được” như sau: Thứ nhất là, để truyền đạt tốt, đồng chí bí thư cấp uỷ sẽ phải đọc, nghiên cứu và chuẩn bị kỹ tài liệu, giáo án, như vậy mới tiếp thu chắc nội dung nghị quyết để từ đó đưa ra những chương trình hành động và nêu vấn đề sát với địa phưong, đơn vị trên cơ sơ tinh thần chung của chỉ thị, nghị quyết. Qua đó cũng là để khắc phục tình trạng hoặc là có nơi truyền đạt quá chung chung, không cụ thể, sát với tình hình địa phương, đơn vị, hoặc là có nơi lại quá rút gọn “làm cho nhanh” “cho xong nhiệm vụ”, thiếu hẳn tinh thần chung và những nội dung cơ bản của chỉ thị, nghị quyết, thời gian học tập càng xuống dưới càng rút ngắn. Thứ hai, từ kinh nghiệm cá nhân tôi nhận thấy, nếu đồng chí bí thư cấp uỷ trực tiếp quán triệt và truyền đạt tốt thì tinh thần, thái độ học tập của đại biểu nghiêm túc và hiệu quả hơn; trong thảo luận sẽ nêu được những vấn đề “thực tiễn, sinh động”, “cụ thể-sát hợp” với địa phương, đơn vị hơn. Điều này không hẳn là vì cái “uy” của người đứng đầu cấp uỷ, mà cái chính đồng chí bí thư là người nắm rõ hơn tình hình địa phương, đơn vị so với báo cáo viên mời. Thứ ba, việc để đồng chí bí thư truyền đạt chỉ thị, nghị quyết cũng là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của người đứng đầu cấp uỷ,  bên cạnh những khả năng lãnh đạo khác thì người đứng đầu cấp uỷ phải có khả năng truyền đạt. Và điều quan trọng nhất, nếu như một số nơi cho rằng vì đồng chí bí thư cấp uỷ quá bận nên không thể trực tiếp truyền đạt chỉ thị, nghị quyết, theo tôi, thời gian thực hiện ở mỗi cấp cơ sở, địa phương, đơn vị không quá dài, chỉ từ 1 đến 2 ngày, cho nên đồng chí đứng đầu cấp uỷ vẫn có thể “thu xếp” được, đồng thời không thể coi việc truyền đạt, quán triệt chỉ thị, nghị quyết là công việc “không quan trọng” bằng những công việc khác.

Việc tổ chức học tập ở các đảng bộ, chi bộ phải được chuẩn bị trước và cần thông báo sớm đến chi bộ, đảng viên để mọi người thu xếp công việc, thời gian, chuẩn bị sổ sách ghi chép, thâm chí chuẩn bị cả ý kiến thảo luận trên cơ sở được thông báo học tập chỉ thị, nghị quyết về vấn đề gì. Nhiều nơi, không thông báo sớm nên sớm tỷ lệ đảng viên dự học rất thấp. Các đoàn thể quần chúng cũng nên làm như vậy, có thể mời báo cáo viên của cấp uỷ.

Các đảng bộ, chi bộ trước khi học tập chỉ thị, nghị quyết, nhất thiết phải xây dựng được chương trình hành động, nếu chưa làm đựoc thì chưa nên tổ chưc học. Có đảng bộ muốn “làm cho nhanh, cho kịp” đã tổ chức học tập trước rồi sau đó mới “thong thả” xây dựng chương trình hành động. Như vậy là làm chiếu lệ, hiệu quả thực sự rát thấp. Một số đảng bộ, chi bộ cơ quan ít đảng viên trực thuộc các quận, huyện thường được tổ chức học tập chung, nhưng sau đó hầu hết không thảo luận, không xây dựng chương trình hành động của đơn vị, cơ quan mình.

Mỗi đảng bộ, chi bộ có nhận thức đúng và quyết tâm cải tiến cách học tập thì chỉ thị, nghị quyết của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống chất lượng, hiệu quả./.

Đỗ Hữu Thiểm - Văn Ba
     
Đảng bộ Hà Nội

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất