Công tác này nhằm cung cấp kịp thời thông tin cần thiết trong các trường hợp, vấn đề nhạy cảm được báo chí quan tâm.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Hữu Tình, thời gian qua công tác giao ban báo chí định kỳ của tỉnh bị bỏ ngỏ. Nhiều cán bộ làm công tác phát ngôn, cung cấp thông tin "ngại" gặp báo chí, chưa chủ động tiếp xúc và cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là các vấn đề về công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp, công tác phòng chống tham nhũng, quản lý đất đai…
Theo đồng chí Trần Thị Xuân Trang, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hậu Giang cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh để tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm; thông tin kịp thời các sự kiện thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội, những vấn đề bức xúc đặt ra trong đời sống nhân dân; phản ánh những mặt tích cực, những tấm gương điển hình tiên tiến trong xây dựng Đảng, chính quyền, biểu dương những nhân tố mới trong sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện có 3 cơ quan báo chí trực thuộc tỉnh là báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, Tạp chí Văn nghệ Hậu Giang và 4 cơ quan thường trú, văn phòng đại diện là Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Hậu Giang, Văn phòng thường trú Báo Nhân dân tại Hậu Giang, Văn phòng Báo Nhân đạo và Đời sống, Văn phòng đại diện Báo Kinh doanh và Pháp luật. Cùng với đó, Hậu Giang có 7 bản tin xuất bản định kỳ, 51 trang thông tin điện tử tổng hợp, cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương./.
TT