Hậu Giang thực hiện nhiều chương trình, chính sách dân tộc với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng như thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1, 2, 3, từ nguồn ngân sách Trung ương tỉnh đầu tư hơn 80 tỉ đồng xây dựng các công trình cầu, đường, nhà văn hóa, hỗ trợ nâng cấp sửa chữa hai chùa Khmer; hỗ trợ hơn 35 tỉ đồng mua đất ở, đất sản xuất cho gần 1.200 hộ đồng bào Khmer và hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề cho hơn 1.000 người; hỗ trợ xây dựng 8 công trình nước tập trung và 1.500 hộ sử dụng nước phân tán với tổng kinh phí hơn 9 tỉ đồng...
Theo Trưởng ban dân tộc tỉnh Hậu Giang Lê Văn Kha, cùng với phát triển kinh tế, tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện để đồng bào Khmer bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Hậu Giang thường xuyên tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các chùa Khmer trên địa bản tỉnh như nâng cấp chùa Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy; làm cổng chùa ở ấp Thạnh Trung, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh; hỗ trợ xây dựng ngôi chính điện chùa Ô Chum Prức Sa ở ấp 6, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy; hỗ trợ xây một ngôi Sala ở chùa BôRâySaRâyChum ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ. Việc xây dựng chùa giúp đồng bào Khmer có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng hữu ích và cũng là nơi diễn ra các hoạt động lễ hội trong năm như Tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Đôlta,… một cách an toàn, vui tươi, tiết kiệm.
Tỉnh còn hỗ trợ xây dựng lò hỏa táng cho các chùa Khmer nhằm giữ gìn phong tục, tập quán tốt đẹp của người Khmer, góp phần bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ nhiều vùng đồng bào dân tộc Khmer đóng ghe ngo, hỗ trợ dàn nhạc ngũ âm để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer trong tỉnh...
Thượng tọa Lý Vệ, Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang cho biết, đồng bào Khmer trong tỉnh rất vui mừng trước sự quan tâm của chính quyền các cấp, ban ngành tỉnh Hậu Giang. Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang sẽ cùng các vị sư sãi ra sức vận động đồng bào dân tộc Khmer thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và làm tròn nghĩa vụ công dân. Đồng bào Khmer cũng luôn chung sức, chung lòng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Những năm qua, Hậu Giang thực hiện nhiều chương trình, chính sách dân tộc với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng như thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1, 2, 3, từ nguồn ngân sách Trung ương tỉnh đầu tư hơn 80 tỉ đồng xây dựng các công trình cầu, đường, nhà văn hóa, hỗ trợ nâng cấp sửa chữa hai chùa Khmer; hỗ trợ hơn 35 tỉ đồng mua đất ở, đất sản xuất cho gần 1.200 hộ đồng bào Khmer và hỗ trợ học nghề, chuyển đổi ngành nghề cho hơn 1.000 người; hỗ trợ xây dựng 8 công trình nước tập trung và 1.500 hộ sử dụng nước phân tán với tổng kinh phí hơn 9 tỉ đồng.. ./.
Phạm Duy Khương/TTXVN