Thứ Năm, 10/10/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 19/4/2023 17:4'(GMT+7)

Hậu Giang tập trung phát triển kinh tế ban đêm giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030

Sông Hậu tại tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Lý Anh Nam

Sông Hậu tại tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Lý Anh Nam

Mục tiêu tổng quát của Đề án chính là để triển khai cụ thể Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 phù hợp với tiềm năng, điều kiện của tỉnh Hậu Giang. Phát triển tỉnh Hậu Giang trở thành một trong những trung tâm kinh tế ban đêm của vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng hiệu quả và bền vững dựa trên cơ sở kết hợp các hoạt động KTBĐ hiện đại với tận dụng và phát huy tối đa thuần phong mỹ tục, văn hóa đặc sắc của Hậu Giang, nhằm tạo động lực mới cho phát triển kinh tế Hậu Giang và phù hợp với xu hướng phát triển chung của cả nước.

Theo đó, Đề án sẽ định hướng, thiết lập mục tiêu và giải pháp thúc đẩy phát triển KTBĐ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030 nhằm khai thác tiềm năng phát triển các khu KTBĐ ở trung tâm các thành phố, thị xã, huyện trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, tận dụng tối đa cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời, hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đến an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Các mục tiêu cụ thể đề án triển khai được phân theo hai giai đoạn: Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ hình thành 3 - 4 khu vực tổ hợp vui chơi, giải trí ban đêm. Phát triển ít nhất 1 sản phẩm vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật ban đêm mang tính biểu tượng đặc trưng của địa phương. Hình thành ít nhất 3 tuyến du lịch kết hợp giữa du lịch ban ngày và ban đêm với thời gian lưu trú trung bình từ 2 - 3 ngày. Hoạt động KTBĐ tạo việc làm cho người dân địa phương khoảng 5 - 7%.  Tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 9 - 10%/năm. Kinh tế ban đêm góp phần thực hiện mục tiêu thu hút lượng khách du lịch đến Hậu Giang năm 2025 là 700.000 lượt khách, tổng thu từ du lịch đạt khoảng 300 tỷ đồng. Đến năm 2030, Hình thành 6 - 7 khu vực tổ hợp vui chơi, giải trí ban đêm. Phát triển ít nhất 2 sản phẩm vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật ban đêm mang tính biểu tượng đặc trưng của địa phương. Hình thành ít nhất 4 tuyến du lịch kết hợp giữa du lịch ban ngày và ban đêm với thời gian lưu trú trung bình từ 2 - 3 ngày.  Hoạt động KTBĐ tạo việc làm cho người dân địa phương khoảng 7% trở lên. Tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 12 - 13%/năm.  Năm 2030 đón khoảng 1,5 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 1.500 tỷ đồng.

Đề án tập trung vào một số nội dung cụ thể sau: (1) Chú trọng phát triển du lịch, coi đây là ngành kinh tế quan trọng có khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh, đa dạng loại hình văn hóa vui chơi giải trí về đêm; (2) Đẩy mạnh phát triển, tập trung vào các loại hình như: Khu mua sắm, ẩm thực, cửa hàng tiện lợi, tạo điều kiện cho nhà đầu tư đến phát triển các thương hiệu nổi tiếng để hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, bổ sung và phát triển các hoạt động giải trí, biểu diễn nghệ thuật vào ban đêm, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các khu mua sắm đêm sầm uất; (3). Mở rộng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đêm như: Tham quan di tích lịch sử, văn hóa; các hoạt động quán bar, vũ trường, karaoke,… (4) Xây dựng hệ thống kinh doanh ban đêm có sự kiểm soát và mang tính chuyên nghiệp. Duy trì và phát triển một số cơ sở/cá nhân kinh doanh ban đêm, đặc biệt là cung cấp dịch vụ ăn uống và vận chuyển hoạt động mang tính chuyên nghiệp, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn vệ sinh đô thị; (5) Quy hoạch các khu vực giải trí và mua sắm đêm, bố trí không gian phát triển cho các loại hình ban đêm ở các vùng phát triển của Tỉnh; (6) Đầu tư hạ tầng đô thị tương xứng nhu cầu phát triển các loại hình du lịch dịch vụ về đêm như: Ánh sáng, giao thông, các trung tâm, các phương tiện giao thông, đặc biệt là giao thông đường thủy.

Về định hướng, sẽ phát triển, dịch vụ ăn uống, ẩm thực tập trung phát triển ở thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Tái cấu trúc lại hai khu chợ đêm hiện có tại thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Bên cạnh đó, phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí ban đêm; dịch vụ du lịch ở một số địa phương trong tỉnh.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển KTBĐ là 12.000 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 4.100 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 25 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa là 4.075 tỉ đồng). Giai đoạn 2026-2030 là 7.900 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 80 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa là 7.820 tỉ đồng)...

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển KTBĐ là 12.000 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 4.100 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 25 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa là 4.075 tỉ đồng). Giai đoạn 2026-2030 là 7.900 tỉ đồng (nguồn vốn ngân sách nhà nước là 80 tỉ đồng, nguồn xã hội hóa là 7.820 tỉ đồng)...

UBND tỉnh Hậu Giang cũng giao cho các Sở ngành thực hiện triển khai Đề án phát triển KTBĐ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương liên quan nghiên cứu tích hợp, lồng ghép quy hoạch phát triển KTBĐ trong quá trình xây dựng quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu chức năng đặc thù. Trong đó, quy hoạch những khu vực, địa bàn, tuyến có khả năng phát triển KTBĐ.

Trên cơ sở quy hoạch đô thị, quy hoạch các khu chức năng đặc thù được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh cùng đơn vị có liên quan lập kế hoạch và triển khai cải thiện hệ thống hạ tầng đô thị theo Chương trình phát triển đô thị đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Trong đó, chú trọng hệ thống chiếu sáng nơi công cộng, định hướng quy hoạch cụ thể các cụm/khu vực phát triển KTBĐ để kêu gọi đầu tư hình thành các khu tổ hợp giải trí ban đêm quy mô, mang yếu tố đặc trưng và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh…

Hồng Minh 

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất