Thứ Bảy, 23/11/2024
Chính sách
Thứ Sáu, 12/12/2014 21:9'(GMT+7)

Hoà Bình: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Đường đến trung tâm xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu được đầu tư xây dựng tạo điều kiện lưu thông hàng hoá cho nhân dân

Đường đến trung tâm xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu được đầu tư xây dựng tạo điều kiện lưu thông hàng hoá cho nhân dân


Xác định công tác tuyên truyền được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Thông qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động. Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng qua đó góp phần tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác này.

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Ban Chỉ đạo các cấp, các sở, ngành và địa phương đã tích cực triển khai thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, huy động  toàn xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng. Công tác công tác xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hoà Bình đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Sản xuất nông, lâm nghiệp liên tục phát triển, nhất là sản xuât nông nghiệp, đến nay đã đảm bảo được an ninh lương thực trên địa bàn. Một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao đang được phát triển rộng khắp; một số làng nghề nông thôn được khôi phục, bảo tồn và phát triển; một số ngành nghề mới được du nhập, tạo nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân, góp phần quan trọng vào công tác xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2014 là 7.024,564 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ là: 225,864 tỷ đồng (gồm vốn Trái phiếu Chính phủ 122 tỷ, vốn sự nghiệp phát triển là 71,475 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển là 32,452 tỷ đồng). Ngân sách tỉnh đầu tư cho các xã: 317,674 tỷ đồng. Ngân sách huyện, xã: 126,5 tỷ đồng. Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án cho các xã: 3.168,79 tỷ đồng. Vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế: 353,579 tỷ đồng. Vốn tín dụng: 1.343,145 tỷ đồng. Vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: 1.489 tỷ đồng. Vốn huy động khác: 42,477 tỷ đồng.

Đến hết năm 2012 đã có 191
/191 xã phê duyệt xong quy hoạch chung (đạt 100%); đến nay có 161/191 xã đã phê duyệt xong quy hoạch chi tiết khu trung tâm (đạt 84,29%); 139 xã đã công bố quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 38 xã đã cắm mốc quy hoạch. Đến nay đã có 191/191phê duyệt xong đề án xây dựng nông thôn mới đạt 100%.

Hết năm 2014 về giao thông
ước tính có 50/191 xã đạt tiêu chí, tăng 50 xã so với với năm 2011. Về thủy lợi ước tính có 91/191 xã đạt tiêu chí, tăng 85 xã so với năm 2011. Điện nông thôn có 130/191 xã đạt tiêu chí, tăng 49 xã so với năm 2011. Trong năm 2014 kinh phí đầu tư để cải tạo hệ thống điện nông thôn khoảng 238 triệu đồng. Về Cơ sở vật chất văn hoá năm 2014 đã hỗ trợ 60 công trình văn hóa xã, thôn với tổng mức hỗ trợ là 30,662 tỷ đồng. Nguồn vốn từ các chương trình, ngồn vốn của tỉnh, của huyện, thành phố, của xã và của cả nhân dân đóng góp đã xây dựng và sửa chữa nâng cấp được 11 nhà văn hóa và khu thể thao xã; 367 nhà văn hóa và khu thể thao thôn, bản; dự kiến có 8/191 xã đạt tiêu chí (tăng 8 xã so với năm 2011).

Về Y tế:
Về Y tế xã đến nay đã có 53 xã được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế tăng 14 xã so với năm 2011; Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế năm 2014 ước đạt trên 93,3 %.

Về Trường học
đến nay đã có 148/581 trường đạt chuẩn Quốc gia được công nhận, cụ thể đến nay trên địa bàn các xã có 195 Trường THCS (trong đó có 37 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia); 192 Trường tiểu học (trong đó có 83 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia); 194 Trường mầm non, mẫu giáo (trong đó có 28 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia); có 40/191 xã đạt tiêu chí, tăng 30 xã so với năm 2011.

Về chợ nông thôn:
Đến nay đã có 25 xã có chợ đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí, tăng 08 chợ so với năm 2011. Bưu điện: 191/191 xã đã có điểm Bưu chính - viễn thông; 191/191 xã có điểm cung cấp dịch vụ Internet; tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại đạt 78%. Hết năm 2014 dự kiến số xã đạt tiêu chí Bưu điện trên địa bàn tỉnh là 132/191 xã, tăng 90 xã so với 2011.

Nhà ở dân cư:
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 162.119 nhà ở dân cư nông thôn, trong đó nhà ở được xây dựng kiên cố chiếm 40,36%; nhà bán kiên cố chiếm 52,44%; số nhà tạm và nhà dột nát chiếm 7,2%. Số xã đạt tiêu chí là 73/191 xã, tăng 50 xã so với năm 2011.

Về thu nhập:
Năm 2014 thu nhập bình quân khu vực nông thôn ước đạt tăng thêm khoảng 2,5 triệu đồng/người/năm. Dự kiến năm 2014 là 16 triệu/người/năm; đến nay ước tính có 78/191 xã đạt tiêu chí thu nhập tăng 68 xã so với 2011.

Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm khoảng 3,7%/năm;
năm 2014 ước còn khoảng là 18,03%. Ước tính có 66/191 xã đạt tiêu chí hộ nghèo (số 11) tăng 41 xã so với 2011.

Lao động:
Hiện nay tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tại các xã trên địa bàn tỉnh chiếm 76%; hàng năm có trên 12 nghìn lượt người được tham gia học nghề (trên 20% là nông dân, đồng bào dân tộc); Kết quả tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề còn thấp năm 2013 là 37%, năm 2014 ước đạt 40,07%; đặc biệt có gần 80% số lao động qua đào tạo nghề hàng năm có việc làm ngay tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động và tự tạo việc làm ngay tại địa phương. Ước tính có 127/191 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên tăng 123 xã so với năm 2011.

Thái Sơn - Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Hoà Bình 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất