Thứ Sáu, 4/10/2024
Giáo dục
Thứ Sáu, 4/12/2009 16:0'(GMT+7)

Học trước hết là để trở thành người Việt Nam

Cô Bùi Thị Ngọc Trinh - giáo viên Trường song ngữ quốc tế Horizon, Q.2, TP.HCM - hướng dẫn các em học sinh lớp 1A tập đọc trong giờ học tiếng Việt  - Ảnh: Minh Đức

Cô Bùi Thị Ngọc Trinh - giáo viên Trường song ngữ quốc tế Horizon, Q.2, TP.HCM - hướng dẫn các em học sinh lớp 1A tập đọc trong giờ học tiếng Việt - Ảnh: Minh Đức

 Việc thẩm định, cho phép và quản lý các trường có yếu tố nước ngoài tại VN hiện nay đang gặp phải những vướng mắc do các quy định pháp lý còn chưa nhất quán. Thời gian qua, các trường quốc tế tại VN xin phép mở trường theo quy định của Bộ Kế hoạch  - đầu tư và chủ yếu dạy học cho học sinh người nước ngoài, gần đây mới cho phép thí điểm tuyển sinh đối tượng học sinh VN nhưng trong phạm vi rất hẹp.

Chính vì chưa có chủ trương cho phép rộng rãi các trường này nhận học sinh VN ở bậc mầm non, tiểu học nên bộ chưa can thiệp sâu vào việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình dạy học của họ.

* Có nghĩa nội dung chương trình cụ thể của các trường có người VN học cũng hoàn toàn do họ quyết định?

- Trong quá trình thẩm định, Bộ GD-ĐT có yêu cầu các trường phải tham khảo chương trình giáo dục phổ thông của VN hiện hành để xây dựng chương trình cụ thể không đi ngược với mục tiêu giáo dục của VN, không trái với thuần phong mỹ tục, tập quán văn hóa của VN. Nhưng bộ không can thiệp đến mức dạy  những kiến thức gì, thời lượng bao nhiêu, việc kiểm tra học sinh thế nào. Vì hiện nay mới chỉ thí điểm cho phép nhận học sinh VN nên cần có thời gian để xem xét, nghiên cứu, đánh giá về mô hình này.

* Theo quan điểm của ông, việc để trẻ em VN được dạy dỗ như người nước ngoài trong các trường quốc tế từ bậc tiểu học có nên không?

- Việc lựa chọn trường cho con tùy thuộc quan điểm của phụ huynh. Quyết định đó tốt hay không tốt không chỉ lệ thuộc vào cơ sở giáo dục và chất lượng chương trình giáo dục, mà còn lệ thuộc sự phù hợp của chương trình học với đối tượng học sinh. Việc học một chương trình có tính hội nhập ở các bậc học cao có thể tốt, nhưng chưa chắc tốt đối với bậc học thấp.

Ở tuổi 6-10, trẻ em cần được giáo dục về hành vi, thói quen, hình thành nhân cách là chính chứ chưa phải việc học để lấy kiến thức. Việc giáo dục trẻ ở trường cần thống nhất và gắn liền với môi trường giáo dục trong gia đình, môi trường sống của trẻ.

Muốn con trẻ định hình bản sắc VN thì ở bậc học dưới, cụ thể là tiểu học, phải chú tâm dạy trẻ thật kỹ những điều gắn với truyền thống văn hóa, phong tục VN, dạy chúng biết về cội nguồn, về lòng tự hào dân tộc, biết tiếng mẹ đẻ... Khi lớn lên, chúng có thể bổ sung kiến thức kỹ năng để hội nhập quốc tế nhưng không bị phai nhòa bản sắc Việt.

* Đây có phải là một trong những lý do khiến Bộ GD-ĐT không khuyến khích mô hình trường quốc tế nhận học sinh VN? Nhưng nhu cầu xã hội ngày càng cao và việc phát triển mô hình giáo dục này là quy luật tự nhiên. Theo ông, phải làm gì để trẻ em VN trong các trường quốc tế không bị rời xa cội nguồn?

- Các trường quốc tế mở ra mục tiêu ban đầu để dạy học sinh nước ngoài. Nhưng việc phụ huynh chọn trường quốc tế cho con là nhu cầu thực tế không thể phủ nhận. Và trong xu thế hội nhập, việc mở rộng cho người VN vào học trường quốc tế từ bậc tiểu học sẽ phải tính đến.

Tuy nhiên đó là việc mới mẻ nên cần phải qua thời gian thí điểm và có sự nghiên cứu thêm, quan trọng là có hành lang pháp lý để thống nhất quản lý. Việc cho phép rộng rãi trường quốc tế nhận học sinh VN sau này cần đi kèm điều kiện chặt chẽ hơn trong việc thẩm định nội dung chương trình dạy học.

 

Bà Nguyễn Thanh Huyền
(phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ GD-ĐT):

Việc quản lý đang bị chồng chéo

Việc quản lý đối với cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hiện nay đang bị chồng chéo. Các quy định pháp lý không thống nhất và chưa đáp ứng được thực tế. Quá trình xây dựng văn bản pháp lý phải kéo dài vì đây là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và liên quan đến nhiều lĩnh vực như đầu tư, doanh nghiệp, giáo dục...

Hiện nay Bộ GD-ĐT đang phối hợp với các bộ, ban ngành xây dựng dự thảo nghị định điều chỉnh hợp tác và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục. Sau khi nghị định được ban hành mới hi vọng giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong vấn đề quản lý các cơ sở giáo dục này.

* Ông Nguyễn Hoài Chương
(phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM):

Sẽ đình chỉ hoạt động nếu không làm đúng quy định

Thời gian tới, TP.HCM sẽ thực hiện đánh giá tổng kết thí điểm việc cho phép trường quốc tế nhận học sinh người VN. Từ đó TP sẽ có đề xuất với Bộ GD-ĐT về những quy định cụ thể đối với loại hình trường này. Trước mắt, sở yêu cầu các trường quốc tế trên địa bàn TP phải dạy đủ các tiết học của những môn tiếng Việt, đạo đức, lịch sử - địa lý và tự nhiên xã hội cho học sinh tiểu học người VN.

Khi kiểm tra, nếu các trường thực hiện không đúng quy định, Sở GD-ĐT sẽ quyết định xử phạt hoặc đình chỉ hoạt động (tức không cho tiếp tục giảng dạy đối với trẻ em VN).

* Giáo sư Phan Đình Diệu:

Sẽ không biết gì đến nguồn cội

Tôi cho rằng ở bậc mầm non, tiểu học, phổ thông cần phải quan tâm đến mục tiêu giáo dục con người để mở rộng tâm hồn, cốt cách con người VN. Nếu trẻ em VN không được giáo dục trong một môi trường gần gũi với nền văn hóa truyền thống thì lớn lên sẽ không biết đến cội nguồn, đến những giá trị truyền thống mà đó lại chính là nền tảng để một con người trưởng thành.


(Theo Tuổi trẻ online)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất