Thứ Hai, 25/11/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Hai, 14/12/2020 20:0'(GMT+7)

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp làm công tác phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phát biểu tại cuộc họp

Ông Trần Quang Hoài - Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phát biểu tại cuộc họp

Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo một số cơ quan Trung ương và địa phương: đồng chí Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai; đồng chí Nguyễn Hữu Tháp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum, đồng chí Trần Nhật Lam, Phó Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương; Trung tướng Lê Phúc Nguyên, Phó chủ tịch thường trực Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai; đồng chí Nguyễn Đức Quang Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai – Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành, 10 huyện, thành phố và đặc biệt là 165 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ của 82 xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Theo báo cáo, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã chịu những tác động 11/21 loại thiên tai, nhất là hạn hán, lũ, lũ quét sạt lở đất. Đặc biệt từ năm 2014-2016, hạn hán gay gắt làm 75.565 hộ thiếu nước sinh hoạt, 138.589 ha cây công nghiệp; 17.541 ha lúa; 16.906 ha rau màu bị thiệt hại. Thiệt hại kinh tế trên 5.100 tỷ đồng. Bão, bão mạnh gây mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất trong các năm 2009, 2013, 2016, 2017, 2020. Trong đó tại Kon Tum đầu tháng 10/2009 đã xảy ra trận lũ, lũ quét, sạt lở đất đặc biệt lớn làm 51 người chết, 38 người bị thương; 699 nhà dân bị sập, cuốn trôi; 2.253 nhà dân, 318 phòng học bị hư hỏng. Thiệt hại trên 3.300 tỷ đồng.

Hội nghị đã tập trung trao đổi, thảo luận, chia sẻ về 03 nhóm vấn đề trọng tâm trong công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở:

(1) Hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương triển khai thực hiện tiêu chí 3.2 về đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai trong xây dựng nông thôn mới.

(2) Hướng dẫn xây dựng, củng cố đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã với các nội dung cụ thể về kiện toàn tổ chức, tập huấn kiến thức, kỹ năng, bổ sung các trang thiết bị và triển khai nhiệm vụ trong 3 giai đoạn phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả.

(3) Hướng dẫn củng cố, tăng cường hiệu quả hoạt động của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Với những hướng dẫn, trao đổi cụ thể, sát thực, trực tiếp vào những vấn đề còn khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai ở cơ sở, Hội nghị là cơ hội để cán bộ các địa phương, nhất là cấp huyện, cấp xã thảo luận, chia sẻ những cách làm hay, những bài học kinh nghiệm từ đó vận dụng trong công việc đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai và xây dựng nông thôn mới an toàn trước thiên tai trong giai đoạn tới.

 

Toàn cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị đã nhấn mạnh tới vai trò của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tại cơ sở. Trong thời gian qua, nhất là đợt mưa lũ lịch sử tháng 10, tháng 11 năm nay, cho thấy phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở đã phát huy hiệu quả rõ rệt từ giai đoạn phòng ngừa, ứng phó tới khắc phục hậu quả thiên tai. 

Cũng tại Hội nghị, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã thực hiện ký kết giao ước thi đua “Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020-2025”.

Các tỉnh ký kết giao ước thi đua phong trào "Chủ động phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn giai đoạn 2020-2025”.

Tại nước ta, năm 2020, thiên tai diễn biến khốc liệt, dị thường ở các vùng miền cả nước. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra trên 458 trận thiên tai, trong đó: 13 cơn bão trên biển Đông; 263 trận dông, lốc; 101 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 82 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại ĐBSCL. Thiên tai đã làm 342 người chết, mất tích; trên 3.200 nhà sập, 280.700 nhà hư hại, tốc mái, 414.400 nhà bị ngập, 171.300 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại, 49.600 con gia súc, trên 3,3 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi, 550km đê kè, kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 115km bờ biển, sông bị sạt lở; 881km đường giao thông bị sạt lở hư hỏng... Ước tính thiệt hại về kinh tế hơn 33.500 tỷ đồng.

Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất