Thứ Bảy, 12/10/2024
Thời sự - Chính trị
Thứ Sáu, 7/10/2011 15:25'(GMT+7)

Hội thảo "Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự, chính trị"

 Hai nhóm quyền được quan tâm là dân sự và chính trị, trong đó các nhà khoa học đi sâu thảo luận về quyền sống, bình đẳng, tham gia quản lý nhà nước; quyền con người trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, sở hữu trí tuệ, giới hạn quyền và cơ chế tư pháp đảm bảo quyền dân sự, quyền con người trong bối cảnh toàn cầu hóa… Những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của các nhóm này sẽ phục vụ cho quá trình hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Với quyền sở hữu trí tuệ, TS. Lê Mai Thanh, Viện Nhà nước và Pháp luật cho rằng, thực tế các vụ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là những vụ việc tương đối phức tạp và mang tính đặc thù, nên một số nước đã phải thành lập tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam, hoạt động của các cơ quan thực thi trong quá trình xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền quyền sở hữu trí tuệ còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp chung. Việt Nam chưa đòi hỏi phải thành lập Tòa chuyên trách nhưng việc đào tạo đội ngũ thẩm phán có kiến thức chuyên sâu về sở hữu trí tuệ là cần thiết, để có thể đáp ứng với tình hình thực tế vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng và các hình thức xâm phạm tinh vi hơn.

Hôn nhân và gia đình là lĩnh vực có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh khi khoa học kỹ thuật phát triển, tác động lớn đến nạo phá thai để sinh con theo ý muốn, lựa chọn giới tính, chuyển đổi giới tính, tuổi kết hôn… Th.S Phạm Thị Tính, Viện nghiên cứu con người nhận xét: Các quy định pháp luật về quyền con người trong hôn nhân và gia đình cần được cụ thể hóa theo hướng có tính áp dụng sát với thực tế hơn. Phụ nữ cần được nâng cao vị thế kinh tế và vai trò xã hội, tạo điều kiện để họ độc lập hơn trong việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền của mình và gia đình…/.

Hoàng Minh Nguyệt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất