Thứ Ba, 24/9/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Năm, 15/12/2011 21:10'(GMT+7)

Hội thảo quốc tế “Khoa học xã hội thời hội nhập”

 Hội thảo tập trung thảo luận những nội dung chính: Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của khoa học xã hội trong khoa học cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội; Tình hình phát triển khoa học xã hội trên thế giới và Việt Nam; Sự cần thiết phải hội nhập quốc tế của khoa học xã hội nói chung và khoa học xã hội Việt Nam nói riêng; các giải pháp phát triển khoa học xã hội theo hướng hội nhập quốc tế. Các nhà khoa học xã hội Việt Nam và quốc tế cũng chia sẻ nhiều vấn đề, sự quan tâm về những quan hệ liên ngành của khoa học xã hội, phát triển khoa học xã hội thời hội nhập, hiện đại hóa khoa học xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội.

Tiến sĩ Trương Thị Kim Chuyên, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh trong tham luận của minh đã nhấn mạnh: Hội nhập cần được xem xét cả hai khía cạnh – hội nhập toàn cầu và hợp nhất các ngành khoa học. Cả hai đều có đặc điểm làm nhạt dần, mờ dần biên giới hoặc của các lãnh thổ, khu vực, lĩnh vực chuyên môn. Những hoạt động, chương trình đào tạo hợp tác liên ngành được xây dựng trong ĐHQG- HCM là những nỗ lực bước đầu nhằm tìm kiếm giải pháp khả thi cho việc phát triển ngành khoa học xã hội thời hội nhập. Tuy nhiên, để hội nhập toàn cầu và hợp nhất các ngành khoa học liên ngành diễn ra một cách hiệu quả, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của các nhà nghiên cứu giảng dạy trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu sâu và liên ngành mà cả ở cấp vĩ mô, tạo nên môi trường thuận lợi với những động lực thích hợp cho việc hợp tác giữa các nhà khoa học, các tổ chức giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Một số đại biểu cũng cho rằng, các cán bộ, giảng viên trong trường đại học cần xác định hoạt động nghiên cứu khoa học về khoa học xã hội là một nhiệm vụ; phát triển nguồn nhân lực đủ trình độ tham gia vào các chương trình liên kết về khoa học công nghệ, trong đó, cán bộ giảng viên cần chủ động nâng cao kiến thức về ngoại ngữ và phương pháp nghiên cứu; đồng thời các hoạt động nghiên cứu khoa học cần được tạo thành một hệ thống với sự tham gia của các đối tượng trong trường từ những giáo sư hàng đầu, cán bộ giảng viên đến nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên...
Trong khuôn khổ của hội thảo cũng diễn ra các buổi tọa đàm chuyên đề về phương pháp về nghiên cứu định lượng trong khoa học xã hội; khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thời hội nhập ở ngành triết học - sử học - văn học - văn hóa học - luật - Đông phương học - xã hội học...; về hợp tác nghiên cứu khoa học xã hội ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam./.
Gia Thuận

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất