Thứ Tư, 25/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Ba, 31/7/2012 22:31'(GMT+7)

Hội thảo Quy hoạch tổng thể Lễ hội toàn quốc

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mục tiêu hội thảo nhằm trao đổi những giải pháp bảo tồn và kế thừa có chọn lọc các di sản văn hóa trong sinh hoạt lễ hội, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa của lễ hội văn hóa dân gian. Phấn đấu đến 2020 đạt mục tiêu 100% lễ hội được qui hoạch chi tiết dựa trên các nguyên tắc: phục dựng lại nghi lễ và các trò chơi, trò diễn đầy đủ và hấp dẫn, sáng tạo làm phong phú thêm phần lễ và phần hội đã có, đồng thời loại bỏ các yếu tố không phù hợp với đời sống và sinh hoạt văn hóa hiện tại.

Các nội dung quan trọng được các đại biểu đưa ra thảo luận gồm: định hướng quy hoạch, phân cấp qui mô tổ chức lễ hội, nội dung qui hoạch, phân nhóm lễ hội thực hiện qui hoạch, phân kỳ qui hoạch giai đoạn 2012 – 2015 và 2015 – 2020. Để đạt mục tiêu, các đại biểu cũng trao đổi những giải pháp khả thi về lãnh đạo và chỉ đạo, bảo vệ không gian lễ hội, giải pháp tổ chức nghiên cứu khoa học cũng như tư liệu hóa về lễ hội nhằm bảo tồn giá trị của lễ hội một cách lâu dài, vấn đề kinh phí phục vụ qui hoạch...

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: lễ hội là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn và phát huy dựa trên nền tảng Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) về Xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng như thực hiện Luật Di sản văn hóa và Công ước Quốc tế về Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Trong qui hoạch phải đảm bảo tính định hướng, tính thống nhất, tính đồng bộ, tính hiệu quả bền vững dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước các cấp. Theo báo cáo của Cục Văn hóa cơ sở, cả nước hiện có 7.966 lễ hội; trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ hội tôn giáo( chiếm 6,28%) còn lại là các lễ hội khác./.

Minh Trí - TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất