Thứ Tư, 2/10/2024
Sức khỏe
Thứ Sáu, 25/12/2009 16:15'(GMT+7)

Hơn 70% số vụ ngộ độc thực phẩm không rõ nguyên nhân

Điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm

Điều trị cho bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm

Theo đó, trong quí IV xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm với 723 người mắc, 471 người đi viện và có 2 trường hợp tử vong. Về căn nguyên, ngộ độc do độc tố tự nhiên (chủ yếu do nấm, cá nóc độc) chiếm nhiều nhất 26,3%, 4/19 vụ ngộ độc do vi sinh vật và hóa chất, còn lại 10 vụ chưa rõ xác định nguyên nhân bằng xét nghiệm.

Như vậy, tính đến ngày 24/12/2009, trên toàn quốc xảy ra 147 vụ làm 5.026 người mắc, 3.958 người đi viện và 33 người tử vong. So với năm 2008, số vụ ngộ độc giảm 53 vụ, số người mắc giảm 2.215 người, số người đi viện 2.065 người, số người bị tử vong giảm 27 trường hợp.

Nguyên nhân được xác định do 4 vi khuẩn chính gây ra chiếm 9,5% số vụ ngộ độc thực phẩm (14/147 vụ), do độc tố tự nhiên chiếm 19% (28 vụ), do hóa chất chiếm 0,7% (1 vụ). Đặc biệt còn tới 104 vụ (70,7%) không xác định được nguyên nhân bằng xét nghiệm.

Thạc sỹ Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đưa ra những khó khăn trong công tác thanh tra thời gian vừa qua. Đó là các loại thực phẩm qua biên giới, khó kiểm soát khi qua cửa khẩu. Thứ hai, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, qui mô gia đình chiếm tới 80% các đơn vị kinh doanh, mà trang thiết bị cũng như con người ở đây không đảm bảo. Thứ ba, một bộ phận kinh doanh vị hám lời, lợi nhuận mà kinh doanh thiếu đạo đức. Cộng với hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thiếu chuyên môn, trình độ nên việc thanh tra và xử phạt dứt điểm luôn gặp khó khăn.

Sắp đến Tết Nguyên Đán, đây là thời kỳ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng đột biến. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trên thị trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng tăng cường công suất sản xuất nếu không đảm bảo quản lý tốt thì nguy cơ ô nhiễm thực phẩm rất cao.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về vệ sinh ATTP, kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. "Người tiêu dùng nên mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tổ thực phẩm. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng" - ông Phong khuyên.

Bộ Y Tế phối hợp với các Bộ liên ngành thành lập 10 Đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tại 30 tỉnh thành. Kết quả thanh tra sẽ phải báo cáo nhanh về Cục VSATTP trước 12/2/2010 và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 25/2/2010./.

Thùy Linh - VnMedia

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất