Thứ Hai, 25/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 19/4/2016 21:11'(GMT+7)

Hợp tác xã - Mô hình trụ cột trong sản xuất nông nghiệp của Cuba

Nông dân Cuba gieo trồng khoai lang. (Nguồn: AFP)

Nông dân Cuba gieo trồng khoai lang. (Nguồn: AFP)

Ông Carlos Espinosa Piedra, Tỉnh ủy viên phụ trách nông nghiệp tỉnh Artemisa, một trong những tỉnh đi đầu về phát triển nông nghiệp, cho biết cả ba loại hình hợp tác xã bao gồm là hợp tác xã tín dụng và dịch vụ, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và Đơn vị sản xuất hợp tác cơ bản đều nhằm mục đích tận dụng đất nhàn rỗi, đa dạng hóa sản xuất để đảm bảo nhu cầu tự cung tự cấp đa số các loại thực phẩm cần thiết.

Ngoài phần sản phẩm nông nghiệp chính bán lại cho hệ thống thu mua và phân phối của nhà nước theo giá quy định, các xã viên được giữ lại phần lương thực phục vụ nhu cầu của gia đình mình và một phần nhỏ khác bán ra các điểm mua bán lương thực tự do.

Theo quy định, các hợp tác xã có quyền tự quyết định việc sử dụng diện tích đất được giao. Mỗi hợp tác xã có Ban Giám đốc và Hội nghị xã viên.

Ban Giám đốc là đơn vị điều hành hoạt động thường ngày và đưa ra đề xuất về việc phát triển các hoạt động sản xuất mới, và Hội nghị xã viên sẽ xem xét thông qua các đề xuất này.

Cùng với các sản phẩm nông nghiệp, nhiều hợp tác xã còn tham gia một số hoạt động liên quan để phục vụ nông nghiệp hoặc tạo thêm nguồn thu nhập cho xã viên như tự phát triển và bảo quản đội xe, máy cầy, máy kéo, mua sắm vật tư tưới tiêu.

Các hợp tác xã nông nghiệp đã ra đời và phát triển tại Cuba từ năm 60 của thế kỷ trước, ngay khi Cách mạng thành công, với mục đích chủ yếu là tập hợp các hộ nông dân cá thể được hưởng lợi đất đai từ cải cách nông nghiệp để phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ và nhận đươc hỗ trợ về tín dụng và nông cụ từ Chính phủ.

Tới đầu những năm 90, Cuba có hai hình thức hợp tác xã là hợp tác xã tín dụng-dịch vụ và hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phải tới năm 1993, Cuba mới thành lập một mô hình hợp tác xã mới mang tên "Đơn vị sản xuất hợp tác cơ bản" để thay thế dần các công ty nông nghiệp nhà nước quy mô lớn đang bộc lộ nhiều yếu kém và trở thành cột trụ trong ngành nông nghiệp đảo quốc Caribe này.
6 năm sau, các loại hình hợp tác xã này đã quản lý tới 70% diện tích đất trồng trọt của Cuba, so với tỷ lệ 15% vài năm trước đó./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất