Thứ Sáu, 22/11/2024
Hướng dẫn chỉ đạo
Thứ Sáu, 3/1/2020 15:53'(GMT+7)

Hướng dẫn công tác khoa giáo năm 2020

Hội nghị giao ban công tác khoa giáo Đảng năm 2019.

Hội nghị giao ban công tác khoa giáo Đảng năm 2019.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác năm 2020, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ chính về công tác khoa giáo năm 2020 như sau:

1. Công tác tổng kết, sơ kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu với cấp ủy xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan tiến hành tổng kết, sơ kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng theo hướng dẫn của Trung ương.

Trong năm 2020, khối Khoa giáo tiến hành tổng kết, sơ kết các văn bản sau:

- Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư khóa IX về “Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”;

- Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;

- Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”.

Để phục vụ cho việc hoàn thiện các báo cáo chuyên đề báo cáo Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy chủ động nghiên cứu, xây dựng các báo cáo sau:

- Thực trạng triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng và thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong các báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương về lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

- Kết quả triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới; công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sắp xếp hệ thống các cơ sở giáo dục.

- Kết quả công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia, xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020 của địa phương.

- Thực trạng và định hướng về phát huy dân chủ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương 

Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương; tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề cụ thể, thực tiễn của địa phương, đơn vị nhằm chuẩn bị nội dung tham mưu phục vụ cho việc xây dựng Báo cáo chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố năm 2020.

Một số văn bản và nội dung cần chú ý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong năm 2020 như sau:

a) Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo:

Tiếp tục triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về giáo dục và đào tạo, đồng thời với việc triển khai các kết luận: Kết luận số 49-KL/TW, ngày 10/5/2019 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Kết luận số 51-KL/TW, ngày 30/5/2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; các nhiệm vụ và giải pháp được nêu trong các báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương sau khi sơ kết, tổng kết các Chỉ thị của Trung ương đã gửi tới các địa phương. Ngoài ra, các địa phương chú ý đánh giá sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”.

Năm 2020, mỗi địa phương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trong đó ưu tiên một số nội dung chủ yếu sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân. Gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện; trau dồi lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, giáo dục tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tích cực, lành mạnh, giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ

- Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và xoá mù chữ, nhất là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi. Thực hiện tốt chủ trương giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt.

- Quy hoạch, sắp xếp hệ thống giáo dục gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Sắp xếp hợp lý các cơ sở đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghiên cứu chuyên đổi mô hình trường trung học phổ thông chuyên, trường dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc nội trú phù hợp với điều kiện mới, từng bước bảo đảm sự công bằng, bình đẳng trong giáo dục ở các địa phương có các loại trường này.

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức tốt việc học tập suốt đời cho người lớn, phấn đấu mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trở thành đơn vị học tập, công dân học tập và gia đình học tập. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, bảo đảm đủ giáo viên cho từng cấp học, môn học. Đảm bảo tuyển đủ giáo viên phục vụ cho đổi mới giáo dục tránh hiện tượng thừa thiếu cục bộ.

- Biên soạn và triển khai sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới (phần của địa phương). Ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm đủ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ tốt việc triển khai chương trình và sách giáo khoa mới. Tăng cường đầu tư, phát triển nhanh trường, cụm lớp cho cấp học mầm non; bảo đảm đủ trường, lớp cho học sinh học ngày 2 buổi, nhất là ở vùng khó khăn, trước hết tập trung cho giáo dục mầm non, tiểu học. Tăng cường sử dụng phương tiện, phương pháp dạy học hiện đại.        

- Tích cực chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông trung học, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh tham dự kỳ thi, chuẩn bị cơ sở vật chất cho đổi mới kỳ thi, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận kỳ thi bảo đảm đúng thực chất, công bằng. 

b) Đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường:

Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, công tác trí thức khoa học và công nghệ như: Văn kiện Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về “tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 06/8/2008 về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và kết luận số 52-KL/TW, ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 27 - NQ/TW. Tập trung chỉ đạo, giám sát triển khai một số trọng tâm sau:

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh, đồng bộ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong các Nghị quyết, kết luận về Khoa học công nghệ. Nâng cao, phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp uỷ, tổ chức đảng và chính quyền các cấp trong triển khai, tổ chức thực hiện. Nâng cao vai trò người đứng đầu trong việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ tại địa phương, đơn vị; xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ này là một trong những tiêu chí, thước đo đánh giá về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước.

- Rà soát, sắp xếp, tổ chức khoa học và công nghệ, giảm đầu mối trung gian, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu. Nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm; thực hiện cơ chế tự chủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác công - tư, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

- Tiếp tục thúc đẩy phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; có các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Lựa chọn các ưu tiên trong phát triển khoa học công nghệ theo ưu tiên của mỗi địa phương, đơn vị.

- Chú trọng công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá thành tựu, đóng góp của khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế xã hội và đề xuất định hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2026 phục vụ cho việc xây dựng Báo cáo chính trị, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII và Đại hội Đảng các cấp.

Ban Tuyên giáo Trung ương

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất