Thứ Hai, 25/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 7/6/2016 10:40'(GMT+7)

IAEA nhận định Triều Tiên có khả năng đã tái kích hoạt nhà máy plutoni

Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên trước thời điểm tháp làm nguội (bên phải) bị phá hủy theo thỏa thuận đạt được tại đàm phán sáu bên, ngày 27/6/2008. (Nguồn: Reuters/TTXVN)

Cơ sở hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên trước thời điểm tháp làm nguội (bên phải) bị phá hủy theo thỏa thuận đạt được tại đàm phán sáu bên, ngày 27/6/2008. (Nguồn: Reuters/TTXVN)

Tuyên bố này là một sự lặp lại những bình luận gần đây từ một cơ quan nghiên cứu của Mỹ.

Ông Amano nêu rõ: "Những chỉ dấu mà chúng tôi có được... cho thấy các hoạt động liên quan đến lò phản ứng 5 Megawatt, việc mở rộng các cơ sở làm giàu và những hoạt động liên quan đến tái chế (plutoni)."

Theo quan chức này, các dấu hiệu phát hiện được tại tổ hợp hạt nhân chính Yongbyon của Triều Tiên bao gồm "hoạt động di chuyển của các phương tiện, hơi nước, xả nước ấm hay vận chuyển vật liệu."

Ngoài ra, người đứng đầu IAEA cũng bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trước việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân bất chấp một nghị quyết mới đây của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Ông Amano nhấn mạnh: "Điều hết sức đáng tiếc là Triều Tiên không cho thấy dấu hiệu nước này sẵn sàng tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an, được thông qua nhằm phản ứng với vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hồi đầu năm nay."

Triều Tiên đã ngừng các hoạt động tại lò phản ứng ở Yongbyon năm 2007 theo một thỏa thuận giải trừ để đổi lấy viện trợ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã tân trang cơ sở này sau khi tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba năm 2013.

Theo TASS, ngày 6/6 tại vòng Đối thoại an ninh Đông Bắc Á Nga-Trung lần thứ 3, Moskva và Bắc Kinh đã bày tỏ quan ngại trước việc thiếu những chuyển biến tích cực trong giải quyết vấn đề hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Hai bên đã trao đổi quan điểm một cách thực chất và tin cậy về các khía cạnh chính trị và quân sự của tình hình an ninh ở Đông Bắc Á, với trọng tâm là những cách thức làm giảm căng thẳng ở Bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi đã bày tỏ quan ngại chung về việc thiếu tiến triển trong giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và mức độ hoạt động quân sự cao một cách không tương xứng ở khu vực."

Tham dự cuộc đối thoại trên có Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyền Hựu.

Vòng Đối thoại an ninh Đông Bắc Á đầu tiên giữa hai nước được tổ chức vào tháng 4/2015 ở Thượng Hải và vòng thứ 2 diễn ra vào tháng 2/2016 ở Moskva./.

(Vietnam+)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất