Thứ Bảy, 21/9/2024
Tuyên truyền
Thứ Bảy, 7/3/2009 8:31'(GMT+7)

Karl Marx và những bài học về “Tư bản” đang trở lại

Có lẽ với tư cách một nhà triết học, nhà kinh tế và ngôn ngữ học, tác giả bộ sách Tư bản và những luận thuyết của ông đã được chứng minh bằng cuộc khủng hoảng hiện nay, cuộc khủng hoảng đang thách thức những lý luận của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

“Nếu Karl Marx đặt ông ở vào vị trí của một trong những nhà tư tưởng của thời đại chúng ta, ông vẫn là người đầu tiên tìm ra động lực bên trong của chủ nghĩa tư bản”. Đó không phải là lời của những người theo Chủ nghĩa Marx mà là phát biểu của Alain Minc, một doanh nhân, một nhà viết tham luận và là cố vấn của Tổng thống Pháp trong một bài phỏng vấn mới được đăng trên tạp chí Le Magazine Litteraire của Pháp.

Tạp chí cũng đã dũng cảm dành 30 trang để chuyển tải toàn bộ nghiên cứu về những tác phẩm của Marx dưới tựa đề: “Nguyên nhân của sự hồi sinh”.

Với tư cách một nhà sử học Anh, Eric Hobsbawn nhận xét một cách hài hước: “Chính là những người tư bản, chứ không phải ai khác, đã tái phát hiện Marx”. Cũng như George Soros, một nhà tài chính và nhà chính trị ủng hộ kinh tế thị trường mới đây thừa nhận: Tôi đang đọc Marx. Có nhiều điều thú vị trong những gì ông đã nói”.

Có vẻ như việc tư tưởng Marx đang trở lại là điều nghịch lý chăng? Điều đó có lạ lùng không?

“Không, nó hoàn toàn không có gì gây ngạc nhiên khi các nhà tư bản thông minh, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính toàn cầu nghiên cứu lại tư tưởng của Marx kể từ khi họ nhận ra một cách đau đớn về một thực tế rằng bản chất và sự bất ổn định của nền kinh tế tư bản nằm ở chỗ họ điều hành nó”. Hobsbawn khẳng định.

Tất nhiên là những nhà tư bản sẽ không từ bỏ hệ thống đã đưa họ lên ngai vàng và họ sẽ không nhanh chóng chuyển đổi sang chủ nghĩa xã hội. Điều đó không phải là mối quan tâm của họ. Họ có lẽ chỉ nghiên cứu những luận điểm nhằm biến cuộc khủng hoảng hiện tại phục vụ cho lợi ích và tăng lợi nhuận của họ, lợi dụng cuộc khủng hoảng để làm tăng khả năng đầu cơ thậm chí khi nó tăng rủi ro.

Đó là quy luật của hệ thống, là sự chi phối của giai cấp tư sản mà Marx và Angel đã miêu tả trong “Tuyên ngôn Cộng sản” năm 1848, khá lâu trước khi Marx viết bộ “Tư bản”. Bộ “Tư bản” ra đời vào thời điểm được đánh dấu bằng một cuộc cách mạng trong sản xuất, một hệ thống xã hội đầy những biến động và bất ổn không ngừng.

Marx có thể giúp chúng ta tìm ra lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng không?

Như nhà kinh tế Jean-Marie Harribey quan sát, nếu một ai đó có thể đưa ra danh sách ấn tượng những ấn phẩm phục vụ cho lợi ích của tư bản thì chắc chắn họ sẽ rút ra những phê phán của Marx về chủ nghĩa tư bản để tìm lối ra xuyên qua hệ thống của họ.

Vì vậy Harribey chú thích thêm rằng: Từ “Thời báo tài chính” (The Financial Times) đến “Tạp chí Phố Wall” (Wall Street Journal) và cả “Nhà kinh tế” (The Economist), “Điện tín” (Daily Telegraph) của Luân Đôn đều tuyên bố rằng ngày 13-10-2008 sẽ được ghi vào lịch sử như là một ngày mà hệ thống tư bản nước Anh thừa nhận đang thất bại, những nhà bình luận buộc phải thừa nhận rằng “luật bất khả xâm phạm của thị trường đã chứng minh rằng nó không thể đảm bảo sự cân bằng, ổn định, thịnh vượng và bình đẳng” và rằng “trên tất cả, Marx đã rất sáng suốt”.

“Cần nhanh chóng nghiên cứu lại tư tưởng của Marx, những tư tưởng đôi khi chỉ trích dẫn bằng những câu nói nổi tiếng”, nhà báo Patrice Bolton, người đã tập hợp tư liệu của Marx cho tờ Le Magazine Litteraire, nhấn mạnh.

Tư tưởng của Marx có giá trị còn hơn cả một nguồn tư liệu để giải mã tiến trình toàn cầu hóa, “tiến trình có một phần trách nhiệm trong việc thất nghiệp hàng loạt, tăng bất công giữa các quốc gia cũng như bất công giữa các giai cấp xã hội bên trong mỗi quốc gia”. Đừng quên sự nối tiếp nhau của những bong bóng đầu cơ đã và đang tạo ra sự bần cùng hóa.

Trong bối cảnh như vậy, bỏ qua những điểm khác nhau trong lịch sử thường cho rằng thật viễn vông khi áp đặt trực tiếp bối cảnh lịch sử của thế kỷ này vào thế kỷ tiếp theo, Karl Marx đang hồi sinh.

Marx đã thật sự nỗ lực giải mã lịch sử, kinh tế, sản xuất, sự tiêu thụ, giá trị, tư bản, lực lượng lao động, đấu tranh giai cấp, và cũng như sự khai thác, sự chuyển nhượng, tư nhân hóa, khả năng giải phóng và vượt lên sự thống trị vào nhiều thời điểm khác nhau trong một chuỗi những mâu thuẫn phát sinh liên tục để khắc họa chính xác bản chất đặc trưng của một phương thức sản xuất ở bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử nhân loại.

Bằng cách tiếp cận mâu thuẫn có thể giúp dễ hiểu tại sao tư bản tài chính toàn cầu hiện nay đang đẩy lập luận về lợi nhuận đi đến chỗ bùng nổ và tại sao chủ nghĩa tư bản, như nhà kinh tế chủ nghĩa cộng sản Paul Boccara nhận định, là chủ nghĩa tư bản theo luật số mũ, một hệ thống mà đặt tiền bạc lên trên hết để làm ra nhiều tiền hơn cho dù tổn hại đến cuộc sống của nhân dân, một hệ thống không thể đảo ngược, nó cũng không được mong đợi trở lại “chủ nghĩa tư bản thời cũ”.

Trong một bài báo đăng trên Le Monde Diplomatique, nhà triết học Lucien Seve nhấn mạnh rằng, nếu cuộc khủng hoảng bùng nổ trong quả cầu tín dụng thì khả năng tàn phá của nó nằm ở chỗ sự phân phối giá trị thặng dư không công bằng giữa tư bản và người lao động đang ngày càng tăng lên.

Và ông cũng nhắc nhở sự sáng suốt của Marx đang rọi sáng cho chúng ta rằng: “Tất cả các phương tiện nhằm mục đích phát triển sản xuất đã được chuyển thành những công cụ của sự thống trị và khai thác của các nhà sản xuất”, và rằng “sự tích lũy của những người giàu có ở một cực là sự tích lũy tỷ lệ thuận với sự nghèo đói ở một cực khác”. Từ đó, Seve nhận định: Những giả thuyết về các cuộc khủng hoảng tài chính và thương mại đều bắt nguồn từ đó.

Cuộc khủng hoảng đã trở nên có hệ thống, nó chỉ có thể lập lại và ngày càng trầm trọng hơn. Đó là lý do tại sao tư bản hạ thấp vai trò của nguồn gốc khủng hoảng trong khi cố giải thích về nó. Để “đạo đức hóa” chủ nghĩa tư bản, làm cho nó trở nên minh bạch hơn, như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đề nghị chỉ là những khẩu hiệu cho thấy tính logic của hệ thống đó là không thể chạm đến được, nhưng thực ra đó là sự độc tài của tiền bạc, công cuộc tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.

“Đối mặt với một hệ thống rõ ràng không có khả năng điều hành chính nó là sự trả giá quá đắt. Mục đích của chúng ta hiện nay là phải vượt lên chủ nghĩa tư bản và chuẩn bị cho một bước đi dài tiến đến một tổ chức xã hội mới nơi con người thông qua những hình thức liên kết mới, sẽ cùng nhau nắm giữ quyền lực xã hội”, nhà triết học Lucien Seve khẳng định.

Ông nhấn mạnh: “Đó là bài học của Marx mà chúng ta cần nghiên cứu”.

TG- Theo SGGP

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất