Chủ Nhật, 29/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Hai, 10/6/2013 10:56'(GMT+7)

Khai mạc diễn đàn thanh niên di sản TG ở Campuchia

Toàn cảnh ngôi đền Angkor Wat ở Siem Reap. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Toàn cảnh ngôi đền Angkor Wat ở Siem Reap. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 9/6, diễn đàn thanh niên di sản thế giới đã khai mạc tại Siem Reap, Campuchia, nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ các di sản văn hóa trong thanh thiếu niên và tăng cường vai trò của thanh niên trong công tác bảo tồn và bảo vệ các di sản quốc gia và thế giới.

Theo tuyên bố chung của Hiệp hội Đoàn thanh niên Campuchia và Ủy ban quốc gia Campuchia về UNESCO, sự kiện kéo dài 1 tuần với chủ đề "Di sản sống: Đền chùa, Môi trường và Con người" đã thu hút sự tham gia của thanh niên đến từ 16 nước.

Các đoàn tham gia đều có cơ hội thuyết trình về di sản của nước mình trước diễn đàn và thảo luận với các chuyên gia cũng như thăm các địa điểm khác nhau tại công viên khảo cổ Angkor, một trong những địa điểm được công nhận di sản thế giới của Campuchia.

Tuyên bố còn cho biết diễn đàn sẽ nhấn mạnh mối quan hệ cộng sinh giữa đền chùa, môi trường và cộng đồng xung quanh, đồng thời cũng là nền tảng cho việc chia sẻ kinh nghiệm, công nhận và đánh giá về đa dạng văn hóa để qua đó giá trị toàn cầu của di sản thế giới được tôn trọng.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia Campuchia về UNESCO Tan Theany cho biết diễn đàn sẽ là cơ hội lớn để các bên tham gia nhận thức được trách nhiệm của họ trong việc chuẩn bị cho sự bảo tồn và bảo vệ các di sản quốc gia và thế giới trong tương lai.

Sự kiện này được tổ chức trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 37 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO dự kiến diễn ra ở thủ đô Phnom Penh và tỉnh Siem Reap của Campuchia từ ngày 16-27/6./.

Theo Vietnam+
Phản hồi

Các tin khác

Đắk Glong: Kết quả triển khai bảo tồn, phát triển văn hóa dân gian

Nhận thức rõ vai trò của văn hóa “là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, trong 8 năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Đắk Glong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)- gọi tắt là NQTW5. NQTW5 được triển khai thực hiện thông qua các kế hoạch, chương trình, nghị quyết của Đảng bộ huyện, công tác tuyên truyền của cấp ủy cơ sở, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn, hội. Theo đó, công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung, văn hóa phi vật thể cồng chiêng ở huyện Đắk Glong nói riêng đã được đặc biệt chú trọng, đến nay huyện đã tổ chức được 08 lớp dạy cồng chiêng tại 4 xã (Đắk Som, Quảng Khê, Đắk R’măng và Quảng Sơn), riêng trường Dân tộc Nội trú huyện Đắk Glong đã mở các lớp: dạy dệt, dạy đan lát, dạy nhạc cụ, dạy hát dân ca... huyện đã khôi phục thành công 10 lễ hội như: lễ hội Tằm Jun (Lễ kết nghĩa) của dân tộc Mạ, Lễ hội đâm trâu,.lễ cúng mừng sức khỏe, v.v…, các lễ hội đều có tính nhân văn cao, trong lễ hội sử dụng nhiều bài chiêng như: Boh Chor, Ching ngăn, Ching Biết, Bepconjun, Mừng ông bà…; thành lập 1 đội văn nghệ dân gian, 1 câu lạc bộ cồng chiêng tại xã Quảng Khê với 20 người tham gia. Đến nay, hầu hết các thôn, bon đều có những đội chiêng, đội hát dân ca phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng và tham gia các hội thi, hội diễn. Công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng được Huyện ủy, HĐND-UBND huyện đặc biệt quan tâm. Huyện đã tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Đắk Glong lần thứ I, II, III với các môn thi về văn hóa và thể thao như: thi rượu cần ngon, ẩm thực dân gian, đan gùi, dệt thổ cẩm, chương trình dân ca, dân vũ, diễn tấu cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc, đi cà kheo, dẫm bóng, bắt lươn trong chum, v.v.. Các môn thi mang đậm tính dân gian, phong phú và đa dạng, với mục tiêu tôn vinh những nét đẹp trong lễ hội truyền thống, các hoạt động nghệ thuật, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc và đặc biệt là việc nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống trong đồng bào các dân tộc. Cấp ủy Đảng, Chính quyền từ huyện đến cơ sở đã chỉ đạo tốt công tác bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc, cụ thể là: đã mở 5 lớp học tiếng dân tộc (2 lớp tiếng M’nông, 2 lớp tiếng Châu Mạ, 1 lớp tiếng Mông) cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong toàn huyện, với hơn 474 lượt người tham gia. Qua việc dạy tiếng đồng bào dân tộc đã tạo điều kiện giao thoa về ngôn ngữ, chữ viết giữa các dân tộc với nhau thuận lợi hơn. Song hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống ở huyện Đắk Glong đang gặp nhiều khó khăn, như: nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế; chưa quan tâm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, từ đó, đầu tư cho phát triển văn hóa chưa tương xứng. Việc khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, các di sản văn hóa còn một số bất cập. Các thiết chế văn hoá đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Các thiết chế văn hoá ở cơ sở và các thôn, bon còn thiếu và chưa được quy hoạch cơ bản. Đầu tư cho hoạt động bảo tồn tinh hoa văn hoá của các dân tộc còn thấp. Các chương trình ca múa nhạc truyền thống chưa đến được nhiều với số đông quần chúng nhân dân lao động, nhất là đồng bào ở những vùng khó khăn…Bên cạnh đó, là sự chống phá của các thế lực thù địch, chúng lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo, dân chủ… để thực hiện âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta; đặc biệt, lợi dụng nhận thức của một số đồng bào ta còn thấp để tuyên truyền, lôi kéo, vận động bà con bỏ cồng chiêng, không hát dân ca, không tham gia các lễ hội truyền thống… Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt việc bảo tồn văn hóa truyền thống ở địa phương và triển khai thực hiện NQTW5 “Về xây dựng và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong thời gian tới, Đảng bộ và nhân dân huyện Đắk Glong tập trung vào các nhiệm vụ: Một là: Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và hiệu quả công tác của đội ngũ làm công tác văn hóa, nhất là ở cơ sở trước nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện và hiệu quả điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở trong sự nghiệp phát triển văn hóa - xã hội, triển khai thực hiện tốt, sáng tạo và phù hợp với đặc điểm của huyện Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm quán triệt sâu sắc hơn nữa NQTU5, đồng thời, gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào xây dựng nông thôn mới... Ba là: Triển khai thực hiện tốt xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, tự giác thực hiện tốt quy ước, hương ước về nếp sống văn minh, văn hóa của các thôn, bon. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự gương mẫu trong việc thực hiện tốt các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở cần quan tâm dành quỹ đất và đầu tư để xây dựng các thiết chế văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao trong sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Bốn là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các hộ gia đình văn hóa, thôn, bon văn hóa và cơ quan văn hóa tiêu biểu. Năm là: Có sự quan tâm thỏa đáng nhằm phát huy vai trò của đội ngũ nghệ nhân nhằm bảo tồn, lưu giữ văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đồng thời, nâng cao tinh thần cảnh giác và kịp thời ngăn chặn những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. PV

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất