(TCTG)- Từ 25-26/5/2009 tại Paris, 17 nước công nghiệp phát triển và mới nổi tham gia “Diễn đàn các nền kinh tế lớn về năng lượng và khí hậu”.
Cuộc họp này nằm trong chuỗi các cuộc gặp nhằm chuẩn bị cho hội nghị về sự thay đổi khí hậu sẽ diễn ra vào tháng 12/2009 tại Copenhague, Đan Mạch. Hôm chủ nhật ngày 24/5/2009, Tổng thư ký LHQ Ban Ki mon đã nhấn mạnh các nước khác đang đi xa hơn Mỹ trong mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Todd Stern, “đặc phái viên” của Tổng thống Obama, đại diện cho nước Mỹ tham gia đàm phán đã có buổi trả lời phỏng vấn tạp chí Thế giới của Pháp như sau:
Thưa ông, đâu là những khác biệt giữa chính quyền Barack Obama và tiền nhiệm trong vấn đề khí hậu?
Có một sự đảo ngược khá hoàn hảo. Tổng thống Obama đã cam kết phê chuẩn các kế hoạch hành động bắt buộc ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Kế hoạch này nhằm hỗ trợ các công nghệ sạch và năng lượng xanh, trị giá gần 80 tỷ USD (57 tỷ EURO).
Tuần qua, Tổng thống đã thông báo những quy định mới nhằm giảm ô nhiễm do ô tô gây ra. Trên bình diện quốc tế, chúng tôi muốn một hiệp định chắc chắn và lâu dài.
Động thái quan trọng nhất là thông qua một đạo luật về mức độ thải khí CO2.. Đạo luật này đang được Quốc hôi thảo luận và và đây sẽ lần đầu tiên có quy định mức trần cho việc thải khí CO2.
Mục đích giảm khí thải của Mỹ từ mấy tháng nay là gì?
Chúng tôi không muốn ở trong tình cảnh như chúng tôi đã gặp phải ở Kyoto năm 1997: chúng tôi đã từ chối các mục tiêu không được Quốc hội ủng hộ. Điều mà chúng tôi muốn thực hiện là có kế hoạch hành động phù hợp với bộ luật sắp ra đời. So với luật năm 2005, luật này quy định giảm 17% khí thải của Mỹ vào năm 2020 và giảm 83% vào năm 2050. Việc cắt giảm này thấp hơn mức cắt giảm 20% vào năm 2020 của EU.
Châu Âu phê chuẩn cắt giảm 20% vào năm 2020 là mức thấp nhất
Hẳn là vậy. Nhưng nếu đánh giá vấn đề này dưới con mắt tích cực, có thể thấy các bên đều đã cỗ gắng thực hiện các mục tiêu đề ra, và so với châu Âu, nỗ lực của Mỹ cũng ngang bằng, thậm chí còn có phần trội hơn. Tôi không muốn phủ nhận là châu Âu đã giảm đáng kể khí thải từ năm 1900-2000 vì những lý do khác nhau: một lý do chính trị tích cực, đó là việc sáp nhập Đông Đức vào nước Đức, Anh đóng cửa các mở than, Mỹ giảm tăng trưởng kinh tế. Nhưng tôi không nghĩ thật không chính xác khi nói rằng châu Âu đề nghị nhiều còn Mỹ thì ít.
Ngài sẽ cởi mở hơn vào tháng 12 tới ở Copenhague?
Chúng tôi đang cố gắng soạn thảo một văn bản với hy vọng sẽ được Quốc hội chấp nhận và phê chuẩn. Tại Pháp, Anh, Đức, những thành viên đảng bảo thủ và Đảng Dân chủ xã hội đạt được sự đồng thuận về vấn đề này. Ở Mỹ thì khác: Những người cộng hòa luôn chống lại các đề xuất của tổng thống. Cũng có nhiều người ủng hộ và chúng tôi hy vọng là số này ngày càng tăng, song không dễ.
Điều đó có nghĩa là sự phê chuẩn của Quốc hội là điều kiện cho thỏa thuận tại Copenhague ?
Tôi không biết liệu quá trình phê chuẩn có hoàn thành không, song cần phải có tiến triển.
Tờ báo The Guardian đưa tin giữa Trung Quốc và Mỹ đang có những cuộc thảo luận bí mật?
Không. Chính quyền Barack Obama chưa có cuộc thảo luận nào với Trung Quốc
Liệu có một thỏa thuận trước giữa hai nước?
Chúng tôi sẽ đến Trung Quốc vào tháng 6 này và chúng tôi muốn có các cuộc thảo luận sôi nổi. Chúng tôi tìm kiếm một đối tác lớn ở Trung Quốc về vấn đề thay đổi khí hậu và năng lượng sạch.
Minh Dung (Theo Le Monde )