NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ CÁC CẤP, LỊCH SỬ CÁC NGÀNH, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI
Để nâng cao chất lượng các công trình biên soạn sách, Ban Thường vụ Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy ban hành Hướng dẫn số 20-HD/BTGTU ngày 15 tháng 7 năm 2021 về quy trình tổ chức nghiên cứu, biên soạn, thẩm định, xuất bản công trình, ấn phẩm lịch sử Đảng; Văn phòng Thành ủy ban hành Công văn số 2701-CV/VPTU ngày 10 tháng 7 năm 2021 về hướng dẫn lập dự toán, thầm định và quyết toán kinh phí tổ chức biên soạn các công trình, ấn phẩm lịch sử Đảng.
Công tác bổ sung hoàn thiện, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử của Thành phố được quan tâm thực hiện. Từ năm 2018 đến năm 2022, Thành ủy đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn nhiều công trình lịch sử Đảng; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân biên soạn các ấn phẩm lịch sử từ nguồn ngân sách thành phố, với tổng số là 59 ấn phẩm sách. Các công trình, ấn phẩm sách này có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn, có giá trị tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, tổng kết những kinh nghiệm mang giá trị thực tiễn đáp ứng mục đích, yêu cầu Chỉ thị số 20-CT/TW. Một số công trình lớn tiêu biểu đã được xuất bản như: Sách "Tiếu sử các đồng chí lãnh đạo thờ tại Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (1930 - 1975)" (gồm 2 tập: tập 1 xuất bản năm 2019; tập 2 xuất bản năm 2021); Công trình "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam", xuất bản năm 2018 và bổ sung, tái bản năm 2021; sách "Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh - 90 năm dưới lá cờ vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam", xuất bản năm 2021; sách "Lịch sử Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh 1945 - 2015" (3 tập), xuất bản năm 2022; sách "Đồng chí Võ Văn Kiệt - Dấu ần sâu đậm trong lòng Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh", xuất bản năm 2022; sách "Thủ tướng Phan Văn Khải - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân" biên soạn năm 2019 và tái bản có bổ sung năm 2022.
Một số công trình sách và các ấn phẩm tiếp tục được biên soạn, hoàn chỉnh, dự kiến phát hành năm 2023 và năm 2024 cụ thể như:Công trình "Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1975 - 2015)" đã cơ bản hoàn thành dự thảo 50 tập (4 tập nội dung, 10 tập phụ lục), dự kiến xuất bản năm 2023 Công trình"Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh", đây là đề tài khoa học được Thành ủy giao cho Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thực hiện với 6 tập, dự kiến xuất bản năm 2023; sách "Củ Chi đất thép thành đồng" , dự kiến xuất bản năm 2023; sách "Công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 23/1/2020 - 31/1/2022", dự kiến xuất bản năm 2024.
Bên cạnh các bộ sách, từ năm 2018 đến năm 2022, trong dịp các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm các sự kiện lịch sử, Thành ủy đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm; sau hội thảo, tọa đàm, các kỷ yếu được tổ chức in và phát hành sách. Các ấn phẩm như: Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (xuất bản năm 2018); Lực lượng biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm (xuất bản năm 2018); Khơi dậy, phát huy truyền thống năng động sáng tạo để phát triền thành phố giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo (xuất bản năm 2018); 50 năm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (xuất bản năm 2019); Thành phố Hồ Chí Minh với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ởbiên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và 10 năm thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Phnôm Pênh - Campuchia (1979 - 2019) (xuất bản năm 2019), sách "Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh một hành trình vĩ đại (xuất bản năm 2021); "Đại tướng Mai Chí Thọ một tấm lòng vì nước, vì dân" (xuất bản năm 2022);…
Các công trình nghiên cứu, biên soạn của các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội được các cấp ủy chỉ đạo chặt chẽ theo tinh thần Chỉ thị số 20-CT/TW. Công tác tổ chức nghiên cứu, biên soạn được quản lý, triển khai theo đúng quy trình khoa học, tập hợp được nhiều nhà khoa học, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các thời kỳ tham gia. Các quận ủy, huyện ủy, Thành ủy Thủ Đức đã chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình thực hiện từ việc thành lập ban chỉ đạo, ban biên soạn, hội đồng thâm định công trình, đến việc xây dựng đề cương, sưu tầm, biên soạn, tổng hợp những ý kiên kết luận về những sự kiện có tính chất quan trọng, tiêu biểu và việc thẩm định các công trình trước khi xuất bản.
Trong 5 năm thực hiện công tác biên soạn lịch sử, các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị đã biên soạn và xuất bản 114 công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng, kỷ yếu và các chuyên đề lịch sử khác của địa phương, đơn vị;trong đó, có 32 ấn phẩm cấp quận, huyện và 75 ấn phẩm cấp phường, xã, thị trấn; 37 ấn phẩm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy. Đến nay, thành phố có 22/22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức và 281/312 (90%) phường, xã, thị trấn đã biên soạn và xuất bản công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930 - 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến những năm gần đây; một số quận, huyện đã hoàn thành việc tái bản.
Các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã tập trung đẩy mạnh việc nghiên cứu biên soạn biên niên lịch sử đảng bộ. Trong đó, một số quận, huyện đã hoàn thành biên soạn biên niên sự kiện lịch sử đảng bộ quận, huyện: Quận 2 (2007 - 2017), huyện Hóc Môn (2005 - 2020), Quận 12 (1997 - 2010). Một số quận ủy, huyện ủy, Thành ủy Thủ Đức đã ban hành kế hoạch và tiếp tục triển khai biên soạn biên niên sự kiện lịch sử Đảng bộ.
Các ban, ngành, tố chức chính trị - xã hội, đơn vị xuất bản trên địa bàn thành phố đặc biệt chú trọng việc nghiên cứu biên soạn các tác phẩm liên quan đến lịch sử phát triển của thành phố và lịch sử các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội. Nhiều đơn vị đã hoàn thành biên soạn lịch sử ngành, kỷ yếu ngành như: Lịch sử Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh (1945 - 2015); Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - Truyền thống và phát triển (bổ sung, tái bản); Lịch sử Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh (2 tập), Lịch sử Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty cấp nước, Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn.
ĐẤY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC LỊCH SỬ ĐẢNG, LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG TRONG TOÀN ĐẢNG, TOÀN XÃ HỘI
Cùng với việc đẩy nhanh công tác nghiên cứu, biên soạn, thành phố tập trung phát huy giá trị các công trình sách đã xuất bản, góp phần giúp cán bộ, đảng viên, Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào đối với truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc và tiếp tục ra sức phát huy tinh thần trách nhiệm xây dựng quê hương, đất nước trong thời kỳ mới.
Các ấn phẩm xuất bản của thành phố được phát hành rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị, từ thành phố đến xã, phường, thị trấn, các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, trường học. nhằm phát huy những giá trị lịch sử, góp phần tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống nói chung. Thành phố và các ngành, đơn vị, địa phương còn tổ chức nhiều hội thảo khoa học, tọa đàm, lễ kỷ niệm các sự kiện lịch sử lớn của đất nước, về các nhân vật tiền bối, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước… góp phần bổ sung, làm rõ thêm nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng hào hùng của đất nước, thành phố và địa phương. Các hoạt động giáo dục truyền thống được tổ chức định kỳ như: Quận 6, Quận 8, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh ôt chức Họp mặt truyền thống Trung Huyện - Chợ Lớn; Quận 12 tổ chức ngày kỷ niệm về Chiến khu An Phú Đông;…
Trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng, ngoài các ấn phẩm lịch sử, thành phố đã và đang triển khai xây dựng, tôn tạo trùng tu nhiều công trình di tích lịch sử lớn như: Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; Di tích quốc gia - Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược; Khu Tưởng niệm liệt sĩ Mậu Thân 1968; Khu Di tích Căn cứ Vườn Thơm; Công viên lịch sử văn hóa dân tộc,… Hầu hết, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều có những di tích lịch sử và được các cấp, các ngành phát huy tốt những giá trị truyền thống cách mạng đến Nhân dân thông qua các buổi lễ kỷ niệm, tổ chức các chuyến tham quan, tìm hiểu lịch sử trên địa bàn của mình, tiêu biểu như: Đền tưởng niệm Bến Nọc, Nhà truyền thống vùng Bưng 6 xã, Bót Dây Thép, Tượng đài chiến thắng cầu Rạch Chiếc (thành phố Thủ Đức); Di tích quốc gia Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán, Di tích Nhà số 05 đường Châu Văn Liêm (Quận 5); Khu nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Quận 8); Nhà truyền thống khu An Phú Đông, Khu tưởng niệm Vườn Cau Đỏ (Quận 12); Di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc - Mậu Thân 1968, Di tích Láng Le - Bàu Cò, Di tích lịch sử Rạch Già (huyện Bình Chánh); Di tích Địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú); Di tích quốc gia Dinh Quận Hóc Môn, Nhà truyền thống Bà Điểm, Đền thờ Phan Công Hớn, nơi họp hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ (huyện Hóc Môn); Di tích Trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam cạnh Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến tại Sài Gòn (quận Phú Nhuận);… góp phần giáo dục các thế hệ đoàn viên, thanh niên, các cán bộ, đảng viên và Nhân dân về tình yêu quê hương, đất nước, phát huy những giá trị truyền thống cách mạng của thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền các ấn phẩm lịch sử, lịch sử Đảng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn của Ban Tuyên giáo Trung ương từ năm 2018; hàng năm, chỉ đạo xây dựng đề tài và đặt hàng xuất bản phẩm, duyệt hỗ trợ kinh phí với các tác giả, nhà xuất bản hàng trăm ấn phẩm có giá trị giáo dục lòng yêu nước và truyền thống cách mạng, các ấn phẩm lịch sử, lịch sử Đảng để phát hành đến thư viện các phường, xã, thị trấn, trường học trên địa bàn thành phố.
Các nhà xuất bản thành phố tổ chức các chương trình chuyên đề, trưng bày, triển lãm, chương trình giới thiệu, giao lưu tác giả, tác phẩm nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá đưa sách đến với bạn đọc, trong đó, có các ấn phẩm lịch sử. Các cơ quan báo chí tăng cường công tác tuyên truyền về sách, thực hiện chương trình giao lưu, giới thiệu sách; các cơ quan báo chí, trang điện tử do Thành phố quản lý, cơ quan chuyên môn quận, huyện, thành phố Thủ Đức tiếp tục tăng cường thông tin, đổi mới hình thức tuyên truyền, sử dụng hiệu quả Internet và mạng xã hội để tuyên truyền nhân các sự kiện lịch sử, ngày lễ lớn, xây dựng các phim tư liệu; đồng thời, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch xuyên tạc lịch sử.
Ở cấp cơ sở, các đơn vị tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phong phú, chuyển tải nội dung lịch sử đến đông đảo Nhân dân, phù hợp từng đối tượng cụ thể như: Tổ chức hoạt động nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn, tổ chức sinh hoạt chính trị, giáo dục trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần; thực hiện kỷ yếu, tờ gấp, chuyên trang, chuyên mục, video clip gắn với các sự kiện, di tích lịch sử, địa chỉ đỏ. phát hành trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương; tổ chức đi thực tế, giới thiệu di tích lịch sử, địa chỉ đỏ của địa phương và thành phố.
Lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trong 5 năm qua.
Các trung tâm chính trị quận, huyện, thành phố Thủ Đức đã đưa nội dung lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, lịch sử đảng bộ quận, huyện, thành phố Thủ Đức vào chương trình giảng dạy của các lớp đối tượng Đảng, sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị. Phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, trung tâm giáo dục nghề nghiệp duy trì tổ chức học tập chương trình ngoại khóa lịch sử đảng bộ quận, huyện, thành phố Thủ Đức tới học sinh; xây dựng kế hoạch và tổ chức các hội thi tìm hiểu lịch sử Đảng bộ thành phố, quận, huyện, phường, xã, thị trấn với các hình thức phong phú như: Trắc nghiệm kiến thức, hái hoa dân chủ, thuyết trình, tổ chức thi online,… góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống nói chung.
Nhật Minh