Điều 69, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992), ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin;... theo quy định của pháp luật...”. Đi kèm với đó Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã ban hành nhiều luật và văn bản dưới luật để bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp. Luật báo chí đã tạo ra một hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển. Người làm báo được tự do tác nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Các cơ quan báo chí, người làm báo được tự do hoạt động trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm đối với xã hội.
Trong khi các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để đưa 3 công dân Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải ra xét xử về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88, Bộ luật Hình sự thì mới đây Đại sứ quán Mỹ lại kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các “nhà báo tự do” này. Hoa Kỳ tỏ ra quan ngại về tự do báo chí ở Việt Nam và cho rằng Điều 88 Bộ luật Hình sự của Việt Nam là điều luật “áp dụng những điều khoản mơ hồ để bóp nghẹt sự tranh luận tự do và công khai”.
Trước hết cần phải nói rằng, việc làm trên của Mỹ là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Mỹ quan niệm một đất nước có tự do báo chí là phải có các nhà báo tự do, có báo chí tư nhân, nhưng Mỹ không thể mang quan niệm đó để áp đặt vào bất cứ một quốc gia nào khác.
Điều 69, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992), ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin;... theo quy định của pháp luật...”. Đi kèm với đó Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã ban hành nhiều luật và văn bản dưới luật để bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mọi công dân được thực thi trong cuộc sống theo quy định của Hiến pháp. Luật báo chí đã tạo ra một hành lang pháp lý cho báo chí Việt Nam phát triển. Người làm báo được tự do tác nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Các cơ quan báo chí, người làm báo được tự do hoạt động trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm đối với xã hội.
Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (năm 1948) khẳng định: “Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Điều ấy đồng nghĩa với con người có quyền tự do báo chí nhưng không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích chung của dân tộc. Như vậy, khi chấp hành đúng và đầy đủ hiến pháp, pháp luật, hướng mọi hoạt động vào mục tiêu vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, báo chí và người làm báo sẽ được tự do.
Hệ thống pháp luật về tự do báo chí của Việt Nam đã tuân thủ đúng "Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền", phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Thực tiễn đã chứng minh rất rõ rằng: Hệ thống hành lang pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan báo chí, người làm báo ở Việt Nam phát triển vượt bậc và ngày càng thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng, nghĩa vụ của mình đối với yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Cần khẳng định rõ rằng: Không phải tự do ngôn luận, tự do báo chí là phải có báo chí tư nhân và "nhà báo tự do".
Nguồn: QĐND