Thứ Sáu, 20/9/2024

Kiên Giang: Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với công tác xây dựng Đảng

Cùng tham dự có: Thường trực Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang; Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành, mặt trận, đoàn thể, hội quần chúng cấp tỉnh; Giám đốc Công ty cổ phần, Công ty TNHH (tổ chức Đảng trực thuộc Đảng ủy doanh nghiệp); Đại diện BGH Trường Chính trị, Trường Đại học Kiên Giang, các trường cao đẳng; Ban Giám đốc BVĐK tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh biện Bình An; Thường trực các huyện, thị, thành ủy và đảng ủy trực thuộc; Lãnh đạo UBND các huyện, thị, thành phố và Trưởng Ban Dân vận các huyện, thị, thành ủy.

Trình bày báo cáo tại hội nghị, đồng chí Phan Thành Đức, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện QCDC ở cơ sở, cho biết: Năm 2016, các cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở; tiếp tục thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Vai trò tham mưu cho cấp ủy của ban chỉ đạo các cấp được phát huy, tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng lên chất lượng hoạt động và trách nhiệm của từng thành viên trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Triển khai, quán triệt, chương trình chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở năm 2016 của Ban Chỉ đạo các cấp đến các bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đạt kết quả khá.

Chính quyền các cấp tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính gắn với thực hiện QCDC ở cơ sở đã có tác dụng giải quyết kịp thời những công việc có liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân, giảm phiền hà cho nhân dân. Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kịp thời bổ sung, sửa đổi quy ước, quy chế cơ quan, thực hiện tốt việc công khai, minh bạch những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ công chức, người lao động và nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh có 371/957 khu phố, ấp, tiếp tục bổ sung hoàn thiện các quy chế ấp, khu phố văn hóa. Năm 2016, có 88,59% hộ gia đình; 89,45% ấp, khu phố; 90,76% cơ quan đơn vị và 27,59% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hóa. Nhân dân đã đóng góp 79,5 tỷ đồng thực hiện các công trình phúc lợi xã hội; 51,4 tỷ đồng giúp gia đình chính sách, hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nâng lên tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân; tạo sự gắn bó giữa cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở với nhân dân; nhân dân nâng cao nhận thức về chính trị, đồng thuận trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia góp ý xây dựng Đảng và chính quyền. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo lòng tin của nhân dân đối với đường lối đổi mới, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự xã hội ổn định, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Đặng Tuyết Em, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở sở, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trong năm qua; đồng thời yêu cầu trong năm 2017, Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền, tổ chức thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, ngày 25-4-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Pháp lệnh 34 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị, trấn; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ và chương trình chỉ đạo QCDC năm 2017 của Ban Chỉ đạo tỉnh. Việc thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng Đảng và Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;… Thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với nhiệm vụ chính trị, cải cách hành chính, phát triển kinh tế-xã hội ở từng cơ sở, cơ quan, đơn vị. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng; trách nhiệm của chính quyền, người đứng đầu cơ quan trong thực hiện QCDC ở cơ sở. Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện QCDC ở cơ sở.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đặng Tuyết Em, nhấn mạnh: Cấp ủy các cấp phải chú trọng việc giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng và thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm vụ dân”. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Đối với đảng viên, phải giữ nghiêm kỷ luật Đảng, thực hiện tốt Quy định 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc đảng viên đang công tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo  phát luật và theo quy định thực hiện QCDC ở cơ sở.

Ban Chỉ đạo, tổ chỉ đạo các cấp phải xây dựng kế hoạch thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2017; thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, tổ chỉ đạo; rà soát, điều chỉnh, bổ sung nội dung quy chế cho phù hợp. Đồng thời, tổ chức triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và quần chúng nhân dân về thực hiện QCDC của địa phương, cơ quan, đơn vị và cơ sở mình.

Dịp này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen cho 65 tập thể và 66 cá nhân “có thành tích trong tổ chức, thực hiện QCDC ở cơ sở các loại hình hai năm 2015-2016”.

Kim Thư

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất