Chủ Nhật, 24/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Ba, 16/4/2013 15:1'(GMT+7)

Kon Tum: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Phi Em - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kon Tum

Phi Em - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Kon Tum

Ngày 15-4 Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (NQTW 5 khóa VIII). Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVn tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; thường trực các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; UBND các huyện, thành phố; Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Đồng chí Hà Ban-Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho biết: Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, tỉnh Kon Tum đã từng bước cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch hành động của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chuyên sâu trên từng lĩnh vực, đặt lên hàng đầu là việc xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với môi trường văn hoá lành mạnh; phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của từng dân tộc; xóa bỏ dần những hủ tục, tập quán lạc hậu; chống sự xâm nhập các sản phẩm văn hóa lai căng, độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội; góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó được thể hiện trên các nội dung:

Về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, bên cạnh việc chú trọng nhiệm vụ giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức về lịch sử truyền thống cách mạng của dân tộc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Tỉnh ủy Kon Tum chủ trương lấy nhiệm vụ xây dựng đổi mới chỉnh đốn đảng, tự phê bình và phê bình, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng gắn với việc thực hiên “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách vxây dựng Đảng hiện nay” trong cán bộ và đảng viên, đã đem lại hiệu quả bước đầu, nhiều điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt được phát hiện, biểu dương và nhân rộng. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, đã kịp thời xử lý kỷ luật đối với những cán bộ đảng viên có dấu hiệu thoái hóa, biến chất. Từ năm 2001 đến năm 2012, Ủy ban kiểm tra các cấp đã phát hiện và tiến hành kiểm tra trên 1000 đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm. Đã kết luận và đề nghị cấp ủy xử lý kỷ luật 854 đảng viên.
 
Đặc biệt, công tác đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quan tâm chỉ đạo. Từ 2001 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tài liệu tuyên truyền phản bác lại cái gọi “Nhà nước Đê ga”, hoạt động của “Tà đạo Hà Mòn” và một số luận điệu sai trái, phản động khác của các thế lực thù định, bọn phản động, đồng thời quan tâm giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân.
 
Về xây dựng môi trường vǎn hóa gắn với thực hiện Kết luận 51-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X và Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư khóa X, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quan tâm công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng đã trở thành phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, lan tỏa vào cuộc sống, khơi dậy sức mạnh trong nhân dân. Quan tâm thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội”.

Về công tác bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 21/CT-UB về việc khôi phục và xây dựng Nhà Rông truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tỉnh đã sưu tầm và xử lý 4.021 hiện vật lịch sử- văn hoá và hàng ngàn hiện vật thuộc hậu kỳ đá cũ, sơ kỳ kim khí cách đây 3-4 vạn năm tại Di chỉ khảo cổ Lung leng, phối hợp với Viện khảo cổ hoc Việt Nam xử lý 8000 hiện vật, đồng thời tiến hành điều tra, thám sát 34 địa chỉ khảo cổ, khai quật vùng công trình thuỷ điện Plei Krông. Các di tích lịch sử như Ngục Kon Tum, tượng đài chiến thắng Đăk Tô Tân Cảnh phát huy được tác dụng, hàng năm đón hàng ngàn lựt khách đến thăm viếng.

Về công tác bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đã tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch và xuất bản các bộ sử thi của tộc người Bah Nar và Xơ Đăng (Tơ Drá); khôi phục nghệ thuật diễn xướng sử thi, diễn tấu, cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc, trình diễn các thể loại dân ca dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu số. Huyện Đăk Hà sưu tầm được 38 bài dân ca của 5 dân tộc, 20 bài, 5 chuyện kể và 12 bài hát ru. Huyện Đắc Tô sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ, truyện cổ Xê Đăng, biên dịch được 6 bộ truyện cổ Xê Đăng ra tiếng phổ thông, ký âm các làn điệu dân ca và phổ biến đến các trường học trên địa bàn huyện. Hàng năm, tổ chức Ngày hội văn hoá- thể thao các dân tộc; liên hoan nhạc cụ dân tộc, liên hoan dân ca dân vũ và trình diễn trang phục dân tộc đã khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng ở các xã, thôn, làng. Khôi phục nghệ thuật diễn xướng sử thi, diễn tấu cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc, trình diễn các thể loại dân ca dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên cơ sở sưu tầm, thống kê và phân loại theo hệ thống. Có 10 nghệ nhận dân gia được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Về thực hiện chính sách văn hoá đối với dân tộc, tôn giáo, trong những năm qua, tỉnh luôn quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số. Trên cơ sở các văn bản được ban hành, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tình đến cơ sở đã thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ dân tộc thiểu số được thực hiện đồng bộ, phù hợp với thực tiễn, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức dân tộc thiểu số ở các cấp được nâng lên, năng lực và hiệu quả công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Đối với công tác tôn giáo, tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, thực hiên nghiêm túc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung tuyên truyền khuyến khích đồng bào tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo". Tạo mọi điều kiện cho đồng bào có đạo ổn định đời sống, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo, sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường bồi dưỡng nhận thức về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng ta cho đội ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác vận động quần chúng.
 
Về mở rộng hợp tác quốc tế về vǎn hóa luôn được tăng cường, bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh liên tục được giới thiệu ra bên ngoài. Tổ chức nhiều đợt cho các đội nghệ nhân tham gia trình diễn văn hóa truyền thống tại Làng Văn hóa du lịch các các dân tộc thiểu số Việt nam; xây dựng các chương trình địa phương về bản sắc văn hoá các dân tộc phát trên sóng phát thanh và đài truyền hình Việt Nam, giới thiệu ra các nước trên thế giới về các làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật dân gian tại Mỹ, Hàn Quốc, Inđônêsia, Trung Quốc; Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc Kon Tum 04 lần đi biểu diễn phục vụ nhân dân các bộ tộc Lào...

Hội nghị đã thống nhất về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới với giải pháp trọng tâm, đó là:

- Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa Việt Nam. Xây dựng con người Việt nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống lành mạnh, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết, làm chuyển biến nhận thức của nhân dân, tạo nên phong trào hành động cách mạng rộng khắp.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc sai trái, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

- Đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình theo tinh thần NQTW4 khóa XI và Chỉ thị 03-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về đẩy mạnh việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên.
 
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý Nhà nước về văn hóa, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động đấu tranh phòng, chống sự xâm nhập văn hóa độc hại; kiểm soát và quản lý  mang internet.

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng ở các cấp, các ngành và cơ sở.

- Ban hành Quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ tài năng văn học nghệ thuật và đặt hàng sáng tác các tác phẩm văn học- nghệ thuật tỉnh; định kỳ tổ chức xét và trao giải thưởng sáng tạo nghệ thuật về tỉnh Kon Tum.
 
Ghi nhận những nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành thời gian qua, Hội nghị đã biểu dương, khen thưởng cho 22 tập thể và 26 cá nhân xuất sắc trong phong trào xây dựng và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương.

Phi Em


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất