Thứ Bảy, 30/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Tư, 8/1/2014 14:44'(GMT+7)

Lần đầu tiên tổ chức Festival Đờn ca tài tử quốc gia


Với chủ đề “Đờn ca tài tử-Tình đất, tình người phương Nam,” chương trình sẽ quy tụ các câu lạc bộ đờn ca tài tử, các nghệ sỹ, nghệ nhân, các soạn giả, nhà nghiên cứu đờn ca tài tử… đến từ 21 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Điểm nhấn của kỳ festival lần này là việc tổ chức không gian đờn ca tài tử Nam Bộ, đại nhạc hội “Sắc màu làn điệu phương Nam” và hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể đờn ca tài tử Nam Bộ”…

Trong khuôn khổ của festival, lễ đón nhận bằng vinh danh của UNESCO công nhận nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cũng sẽ được tiến hành.

Đại diện ban tổ chức cho hay, đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh Nam Bộ, thu hút khách du lịch đến với vùng đất giàu bản sắc văn hóa này, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Nam Bộ nói chung và Bạc Liêu nói riêng.

Trước đó, vào hồi 12 giờ 47 phút giờ địa phương (tức 15 giờ 47 phút giờ Việt Nam), Hội nghị Ủy ban liên chính phủ công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO họp tại thành phố Baku (nước Cộng hòa Azerbaijan) đã nhất trí thông qua nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với 100% số phiếu bầu.

Đờn ca tài tử Nam Bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Loại hình âm nhạc này không chỉ được trình diễn ở các lễ hội mà còn được trình diễn sau khi thu hoạch mùa màng.

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.


TTX
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất