Thứ Hai, 30/9/2024
Thế giới
Thứ Ba, 11/9/2012 8:46'(GMT+7)

Làn sóng bạo lực đang quay trở lại Iraq

Vụ tấn công ở các thành phố Iraq sau khi Phó Tổng thống nước này bị kết án tử hình vắng mặt (ảnh: Reuters)

Vụ tấn công ở các thành phố Iraq sau khi Phó Tổng thống nước này bị kết án tử hình vắng mặt (ảnh: Reuters)

Ngày 9/9, lại liên tiếp xảy ra các vụ tấn công ở nhiều thành phố trên khắp đất nước Iraq sau khi Phó Tổng thống nước này bị kết án tử hình vắng mặt.

Nghiêm trọng nhất là vụ tấn công xảy ra gần thành phố Amara, cách thủ đô Baghdad 300 km về phía Nam khi hai chiếc bom xe phát nổ bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo Shiite làm ít nhất 16 người thiệt mạng.

Một chiếc xe bom khác cũng phát nổ bên ngoài Lãnh sự Pháp tại thành phố vốn yên bình Nassiriya, cách Baghdad 300 km về phía Nam, làm một cảnh sát bảo vệ thiệt mạng và 4 người bị thương.

Các vụ đánh bom gây thương vong khác cũng liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương khác của Iraq làm tổng số người thiệt mạng vì bạo lực tại nước này đã lên tới con số 100 người, và 350 người khác bị thương.

Bạo lực leo thang tại Iraq sau khi Phó Tổng thống nước này Tareq al-Hashemi bị kết án tử hình đã “không có mặt”.

Là một chính trị gia cao cấp theo dòng Hồi Giáo Sunni, ông Hashemi đã chạy khỏi Iraq khi chính quyền ban hành lệnh bắt giữ ông này cuối năm ngoái, ngay sau thời điểm Mỹ rút quân vì cáo buộc dính líu tới 150 vụ tấn công trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2011. Tuy nhiên nhiều nhà quan sát nhận định, các vụ tấn công bạo lực vừa qua không liên quan tới việc Phó Tổng thống Hashemi bị kết án.

Ông Sramad Al-Taie - một nhà phân tích chính trị nhận định: “Tôi không nghĩ rằng ông Tareq al-Hashemi có những mối quan hệ đủ mạnh với các nhóm có vũ trang để các thành viên của những nhóm này trả thù cho ông ta. Trái lại ông al-Hashemi cũng chỉ là nạn nhân của những kẻ khủng bố, bởi các thành viên trong gia đình của ông cũng bị lực lượng Al Qaeda sát hại. Tuy nhiên, những diễn biến này cũng sẽ là cái cớ để các nhóm vũ trang tăng cường hoạt động”.

Theo giới phân tích, quyết định rút quân của Mỹ hồi cuối năm ngoái đã tạo ra khoảng trống an ninh cho các nhóm khủng bố tận dụng để khôi phục lại hoạt động. Bối cảnh hậu chiến ở Iraq, với mâu thuẫn sắc tộc gia tăng và quản lý chính quyền lỏng lẻo, là môi trường “lý tưởng cho chủ nghĩa khủng bố hồi sinh”.

Kể từ khi binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq, chính phủ nước này đã rơi vào tình trạng bế tắc chính trị vì những tranh chấp phe phái. Đến nay, lực lượng nổi dậy vẫn không ngừng phát động các cuộc tấn công nhằm khuấy động các cuộc chiến giáo phái trong nước. Điều này càng đẩy Iraq đến gần hơn với bờ vực của một cuộc nội chiến./.

Theo VOVnews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất