Thứ Tư, 2/10/2024
Thế giới
Thứ Tư, 1/8/2012 17:23'(GMT+7)

Lãnh đạo Mỹ, Italia thảo luận về cuộc khủng khoảng nợ công châu Âu

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đe dọa đồng Euro

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đe dọa đồng Euro

Theo thông cáo từ Nhà Trắng, cuộc điện đàm nói trên nằm trong khuôn khổ những cuộc tiếp xúc định kỳ trong những tháng gần đây giữa Tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo châu Âu nhằm thảo luận về tình hình kinh tế châu Âu và giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay trong Eurozone. Tuyên bố của Tổng thống Ôbama ủng hộ "hành động kiên quyết" để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ được đưa ra ngay sau cam kết của các quan chức châu Âu quyết tâm bảo vệ đồng ơrô, càng chứng tỏ quyết tâm của thế giới đưa "lục địa già" thoát khỏi giông tố.

Trong khi đó, Pháp và Italia đã đạt tiến bộ trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ trong Eurozone. Trong cuộc gặp diễn ra tại Pari ngày 31/7, Thủ tướng Mônti khẳng định ông thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm", cam kết Italia và châu Âu sẽ bằng mọi giá bảo vệ đồng ơrô. Sau Pháp, Thủ tướng Italia sẽ tiếp tục tới Phần Lan và Tây Ban Nha nhằm tiếp tục trấn an các thị trường về tình hình tại Italia, bất chấp những lo ngại về nguy cơ nền kinh tế lớn thứ ba trong Eurozone này có thể rơi vào suy thoái.

Trước đó, ngày 30/7, trong chuyến công du châu Âu nhằm thảo luận với các nhà lãnh đạo châu lục này về cuộc khủng hoảng tại Eurozone, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timôthi Ghếtnơ (Timothy Geithner) cũng đã có cuộc gặp với người đồng cấp Đức Vônphơgang Soiblơ (Wolfgang Schaeuble) và người đồng cấp Pháp Pie Môxcôvixi (Pierre Moscovici). Tại các cuộc thảo luận, các nhà lãnh đạo đều bày tỏ tin tưởng châu Âu có thể vượt qua cơn bão nợ công kéo dài hơn 2 năm qua và cam kết cùng giải quyết khủng hoảng thông qua sự "hợp tác và phối hợp quốc tế". Mặc dù vậy, ông Timôthi Ghếtnơ vẫn cho rằng châu Âu cần phải hành động mạnh mẽ và sáng tạo hơn trong cuộc chiến chống khủng hoảng. Theo ông, nếu châu Âu cứ sống trong nỗi sợ hãi bị sụp đổ, không một cuộc cải cách nào sẽ phát huy hiệu quả.

Trong khi đó, tình hình Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ tư trong Eurozone, vẫn rất ảm đạm. Theo các số liệu thống kê chính thức, năm 2012, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã rút lượng vốn kỷ lục - hơn 160 tỷ ơrô (195 tỷ USD) ra khỏi nước này, dấu hiệu cho thấy triển vọng kinh tế của Tây Ban Nha đang tiếp tục xấu đi.

Theo Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha, tính đến cuối tháng 5/2012, các nhà đầu tư đã rút tổng cộng 163,19 tỷ ơrô, nhiều gấp 11 lần so với tổng số tiền gửi khoảng 14,6 tỷ ơrô trong cùng kỳ năm ngoái và đây là lượng vốn lớn nhất bị rút khỏi Tây Ban Nha kể từ năm 1990. Chỉ tính riêng tháng 5, số vốn "tìm nơi ẩn náu" ở nước ngoài đã lên tới 41,3 tỷ ơrô, trong khi con số này của cả năm 2011 mới là 68,3 tỷ ơrô.
 
Trong bối cảnh đó, Hội đồng Quốc phòng dưới sự chủ trì của Nhà Vua Hoan Cáclốt ((Juan Carlos) đã thông qua chỉ thị mới về phòng thủ quốc gia, trong đó nhấn mạnh tình hình kinh tế hiện nay của Tây Ban Nha là một nguy cơ đối với an ninh của đất nước. Sau khi phân tích các nguy cơ và rủi ro đối với Tây Ban Nha, Hội đồng quốc phòng đã đưa vào chỉ thị mới luận điểm nói rằng hiện nay, các vấn đề kinh tế cũng được xem như nguy cơ đối với an ninh quốc gia, xuất phát từ thực tế là khủng hoảng kinh tế đã dẫn tới việc cắt giảm 25% ngân sách quốc phòng trong 4 năm qua và hiện ngân sách quốc phòng chỉ ở mức 6,3 tỉ ơrô./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất