Thứ Bảy, 28/9/2024
Thể thao
Thứ Ba, 25/11/2008 9:50'(GMT+7)

Lên chuyên nghiệp, đào tạo trẻ... thoái hóa

Công Vinh về T&T Hà Nội với giá 8 tỷ

Công Vinh về T&T Hà Nội với giá 8 tỷ

Những trung tâm đào tạo mạnh sa sút

Nếu Thể Công có truyền thống về đào tạo trẻ thì Sông Lam Nghệ An khi lập Đoàn Bóng đá đã nổi tiếng với hệ thống trẻ được chăm chút với phương thức cử người lên tận vùng sâu, vùng xa tìm cầu thủ năng khiếu đưa về Vinh đào tạo. Sau Nghệ An, nhiều CLB cũng học theo.

Đồng Tháp cử cả một phái đoàn đến Nghệ An học mô hình Đoàn Bóng đá. Huế cũng bắt chước, còn Đà Nẵng thì kết nghĩa học hỏi. Trong khi đó TP.HCM vẫn tự hào là một cái nôi đào tạo… Bảy năm lên chuyên nghiệp các lò đào tạo tự động thoái hóa và thui chột bởi chiến dịch đồng tiền vô tình đã triệt đi công tác đào tạo.

Từ chảy máu cầu thủ lo Sông Lam cắt qũy đào tạo

Sau sự kiện mất hơn ba tỷ mới giữ chân được Huy Hoàng (do bị các CLB khác hăm bắt và bị làm giá), bóng đá Sông Lam vừa điêu đứng khi Công Vinh đến tuổi “trưởng thành” và về T&T Hà Nội với khoản lót tay 8 tỷ cùng nhiều điều kiện vật chất lớn khác. Tính đến thời điểm Công Vinh đi, lò Sông Lam đã mất hơn một đội hình toàn các cầu thủ được đào tạo từ cái nôi Nghệ An.

Ông Giám đốc điều hành CLB Hồ Văn Chiêm than thở cơ chế mới khiến lò bóng đá Nghệ An bây giờ không còn tinh thần và ham muốn làm công việc đào tạo nữa vì giống như rơi vào cảnh “công anh bắt tép nuôi cò”.

Sự thoái hóa theo quy luật sinh tồn của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam phát triển không đồng bộ đã làm “chết” đi một lò đào tạo lớn nhất nước từng là đơn vị chủ lực trong thành phần tuyển U16 Việt Nam dự vòng chung kết châu Á nổi đình nổi đám vào năm 2000 với một thế hệ cầu thủ xuất sắc.

Ông Hồ Văn Chiêm có lúc ngồi mím môi làm một con tính đơn giản từ con số hàng ngàn em năng khiếu chọn lựa từ vùng sâu, vùng xa Nghệ An gom lên thành phố Vinh đào tạo để thành tài mới ra được một lứa vài em, thế rồi phục vụ chưa bao lâu thì bị tiền tỷ làm mờ mắt và bắt về thế là bóng đá Nghệ An tốn tiền, tốn công đào tạo, nhưng trắng tay.

Ông Chiêm không nói đến việc khai tử, nhưng với cách tính và cân, đo, đong, đếm của ông thì rõ ràng Nghệ An dường như đã bí trong việc “gõ đầu trẻ”.

Có thể rồi đây họ sẽ bỏ cái khâu mạnh nhất của mình để lao vào một cuộc tỉ thí dành cầu thủ bằng sức mạnh đồng tiền với suy nghĩ mất Công Vinh vì 8 tỷ thì chỉ cần bỏ 80 tỷ đã có một rừng sao.

Ai chịu trách nhiệm khi những lò đào tạo dần xóa sổ hoặc sai mục tiêu?

Thể Công từng tốn rất nhiều tiền cho lứa cầu thủ U15 đi châu Âu rèn quân và đá rất hay ở giải hạng Nhất, nhưng bây giờ thì có lúc Thể Công lại cho thấy họ đang “chống” lại với lứa trẻ thành tài mà mình nhọc công đào tạo. Những cầu thủ trẻ mà ông Mai Đức Chung đưa lên U22 Việt Nam thi đấu rất thành công lại có những người ngồi sờn mông trên ghế dự bị. Trung vệ Minh Đức là một điển hình.

Thể Công cũng chính là đội săn lùng Công Vinh đầu tiên rồi đẩy giá cao để T&T phải lao theo.

Thể Công cũng chính là đội bỏ qua những tiêu chí khắt khe của mình trước đây để săn Quốc Vượng khi cầu thủ từng là phạm nhân này còn ở trong trại và chưa lấy lại quyền công dân.

Gần với Thể Công là bóng đá Hà Nội giờ đang nở nồi với nhiều CLB từ các hạng thấp đến chuyên nghiệp, nhưng lò đào tạo thì mất hút không như hồi có mỗi đội CA Hà Nội. Lò đào tạo một thời ấy đã mất gốc bởi bây giờ nhiều CLB làm theo kiểu mạnh vì tiền và mạnh chi để có người ngay mà không phải ban bệ, không bận tâm với chuyện tuyển sinh, đầu tư.

Đấy là cách nghĩ của hầu hết các CLB tính chuyện ngắt ngọn mà bỏ qua khâu đào tạo và đấy là nguy cơ của một nền bóng đá có đỉnh, nhưng mất gốc. 

Nghĩ từ sự kiện Arsenal đang tận dụng nguồn tài năng Việt Nam

Không phải tự nhiên mà Arsenal lại bắt tay với bầu Đức việc mở lò đạo tạo tại Hàm Rồng và bắt đầu từ việc tuyển sinh diện rộng ở những vùng sâu, vùng xa. Cách làm của Arsenal về mặt nào đó cũng giống với Sông Lam trước đây cho các thầy lên những vùng miền núi tìm cầu thủ năng khiếu về huấn luyện, nhưng Arsenal thì bài bản và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Arsenal với “chân gỗ” Hoàng Anh Gia Lai đã bắt tay với các Sở TDTT trong việc tuyển chọn và tìm nhân tài diện rộng. Về mặt nào đó thì đây chính là sử dụng nguồn tài năng của bóng đá Việt Nam qua việc ký kết với phụ huynh cùng hợp đồng cam kết đào tạo và sử dụng tài năng khi trưởng thành.

Ngichly1.jpg
Trong khi các lò đào tạo Việt Nam dần thoái hoá thì Arsenal lại bắt tay với Hoàng Anh Gia Lai  
 
Ở đây phần sai số đương nhiên là có, nhưng phần được sẽ là nguồn tận thu trọn vẹn mà đơn vị thụ hưởng là CLB Arsenal và đối tác Hoàng Anh Gia Lai.

Xét cho cùng thì công nghệ đào tạo này không sai phạm gì cả, nhưng họ đã đi trước bóng đá Việt nam rất nhiều qua việc sở hữu những tài năng từ khi mới phát hiện có năng khiếu và tiềm năng.

Trong khi Arsenal “săn lùng” thị trường tài năng châu Á và Việt Nam thì bóng đá Việt Nam và các CLB Việt Nam lại đi ngược nghĩa là chỉ tính đến chuyện đổ tiền mua cầu thủ mà bỏ qua khâu đào tạo lẫn hưởng thụ từ công tác đào tào.

Mừng vì 5 năm, 10 năm nữa có thể Việt Nam sẽ có cầu thủ chơi ở Premiership hay các CLB châu Âu, nhưng phần sở hữu rõ ràng lại không phải là của hệ thống đào tạo trẻ Việt Nam vốn có truyền thống nhưng lại tự đánh mất những tinh hoa của mình.

TP.HCM và Đồng Tháp đánh mất tuyến trẻ như thế nào?

Nếu TP.HCM từng đi đầu với hệ thống đào tạo từ trường Nghiệp vụ Thể Thao thì Đồng Tháp những năm 1990 - 2000 nổi tiếng với lứa cầu thủ trẻ được ăn tập ở Sa Đéc. Bây giờ thì cả hai đơn vị trên đều gãy sạch tuyến trẻ. TP.HCM hàng năm vẫn tuyển sinh, nhưng đầu ra thì bị cháy còn Đồng Tháp thì nặng đâu với chuyện đổ tiền giữ cầu thủ thay vì xây hệ thống trẻ.

Đổ tiền đầu tư cho bóng đá trẻ như kiểu bầu Hưng nhiều lúc bị gọi là “hâm” vì đi trái với “quy luật tự nhiên” và với “xu hướng chuyên nghiệp” của bóng đá Việt Nam hiện nay.

Tiếc là những nhà làm bóng đá chuyên nghiệp vẫn cứ chạy theo phần đỉnh mà bỏ luôn phần gốc. Điển hình là Phòng Đào tạo trẻ & các ĐTQG lâu nay có người vẫn cứ chăm chăm vào đi làm giám sát hơn là bức xúc với việc những tuyến trẻ đang liệt dần vì “mất gốc”.


(Theo Tin tuc Online)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất