Thứ Ba, 24/9/2024
Kinh tế
Thứ Bảy, 1/11/2008 16:20'(GMT+7)

LHQ cần đóng vai trò quan trọng trong giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phát biểu khai mạc cuộc thảo luận kéo dài một ngày, Chủ tịch ĐHĐ LHQ Mi-gu-ên Đê-xcô-tô Brốc-man (Miguel d'Escoto Brockmann) cho rằng "các nền kinh tế thế giới hiện mang tính toàn cầu và phụ thuộc lẫn nhau, tuy nhiên những cấu trúc tài chính toàn cầu lại không đáp ứng được thực tế này". Theo ông, hiện tại chính là thời điểm cần phải "chấm dứt việc coi nền kinh tế toàn cầu như là đặc quyền chi phối riêng tư của một số nhóm nước điều hành nào đó". Ông khẳng định các nhóm G-8, G-15, G-20 không còn đủ mạnh để giải quyết những vấn đề hiện nay. Theo Chủ tịch Đê-xcô-tô, chỉ có sự tham gia đầy đủ của tất cả các quốc gia trong một cơ cấu đại diện thực sự mới có thể khôi phục niềm tin của người dân đối với chính phủ và các định thế tài chính.

Trong khi đó, nhà kinh tế người Mỹ từng đoạt giải Nô-ben (Nobel), Giô-xép Xti-glít (Joseph Stiglitz), mới được bổ nhiệm làm người đứng đầu ủy ban đặc biệt phụ trách đánh giá cuộc khủng hoảng hiện nay của LHQ, cũng nhấn mạnh tới vai trò của định chế đa phương lớn nhất thế giới này. Ông nhận định "trong khi các cuộc thảo luận giữa các nhóm quốc gia không chính thức vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt tới sự nhất trí toàn cầu về những vấn đề phức tạp và quan trọng, tuy nhiên quyền đưa ra quyết định phải thuộc về những định chế quốc tế có tính hợp pháp chính trị rộng mở, và có sự đại diện đầy đủ của các nước có thu nhập trung bình và các nước giàu nhất". Theo ông, tổ chức quốc tế duy nhất hiện nay có thể đáp ứng những điều kiện trên là LHQ.

Ông Xti-glít cũng kêu gọi thế giới sửa đổi những quy định về quản lý trao đổi thương mại, ngân hàng và các mối quan hệ tài chính khác giữa các quốc gia, được thiết lập từ năm 1944 tại tại Brét-tơn Út (Bretton Woods, Mỹ), để phù hợp với tình hình tài chính thế giới hiện nay. Theo ông, thế giới đã thay đổi rất nhiều sau 64 năm và hiện "chúng ta đang ở trong một thời điểm Brét-tơn Út khác". Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, nhà kinh tế này kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt tại những nước phát triển - nơi cuộc khủng hoảng xuất phát, cần phải "cân nhắc ngay" việc cải tổ cách thức điều hành nền kinh tế.

Trong khi đó, nhà kinh tế Nhật Bản Xa-ki-đô Phư-cư-đa Pa (Sakiko Fukuda-Parr), hiện là tác giả và cũng là Giám đốc phụ trách Báo cáo phát triển con người thuộc Chương trình phát triển LHQ (UNDP), cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải có một giải pháp toàn cầu để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Nhà kinh tế kiêm nhà bình luận chính trị người Ấn Độ Pra-bhát Pát-na-ích (Prabhat Patnaik) nhận định điều cần thiết hiện nay không chỉ là việc thúc đẩy khả năng thanh khoản trong kinh tế thế giới mà còn phải kích cầu. Ông cho rằng điều này chỉ có thể xảy ra khi các chính phủ cùng hành động. Ông kiến nghị các nước cần kiểm soát các luồng vốn luân chuyển qua biên giới và thành lập một cơ sở tài chính quốc tế điều hành dựa trên "các nguyên tắc khác biệt so với những định chế đa phương hiện tại"./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất