(TCTG)- Một năm sau ngày thành lập long trọng, cuối cùng Liên minh Địa Trung Hải (UPM) đã ghi dấu ấn của mình như một liên minh tiên phong cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, những khó khăn vẫn còn rất nhiều.
Người ta đánh giá UPM là liên minh chết ngay sau lúc sinh. UPM đã hồi sinh dần dần từ đống tro hoả táng. Hôm thứ 5 (25/6/2009) tại Paris đã diễn ra hội nghị liên bộ trưởng đầu tiên bàn về các kế hoạch phát triển bền vững. Điều này thể hiện cụ thể một sự hợp tác lâu dài đang trong khó khăn.
Sau những bài diễn văn chính trị khoa trương là những thất bại lớn đè nặng lên vai các bộ trưởng. Sau ảnh hưởng của cuộc xung đột Israel-Palestine đã dẫn tới việc hoãn kết nạp các nước Ả-rập, không có vấn đề rủi ro. Từ nay, thời gian chỉ dành cho hợp tác kỹ thuật và trước tiên là đồng thuận, không gì hơn nữa.
Mục đích của hội nghị hôm thứ 5 là: phối hợp các chính sách về sinh thái của 43 nước thành viên UPM. Với bốn thách thức lớn: quản lý nguồn nước, giao thông, sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ đô thị hoá trên hành tinh, chịu hậu quả trực tiếp của nước biển dâng do sự tăng sức ép dân số tại vùng ven biển.
UPM tìm kiếm một vị tổng thư ký
UPM vẫn chưa có nhà lãnh đạo đứng đầu. Hôm thứ năm, ông Henry Guaino-cố vấn đặc biệt của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã khẳng định: “Ban thư ký, đó thực sự là điều cần thiết”. Tháng 12/2008, 43 nước thành viên đã ký kết một thoả ước về việc phân chia các vị trí trong Ban thư ký, trong đó trụ sở sẽ được đặt tại Barcelona, Tây Ban Nha. Tổng thư ký đến từ một nước phía Nam và sẽ có 6 phó tổng thư ký lần lượt đến từ các nước Italia, Malta, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Palestine.
Ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm biển Địa Trung Hải, một trong những chủ đề trọng tâm của UPM là kế hoạch năng lượng mặt trời. Rất tham vọng, liên minh dự báo tăng sử dụng năng lượng tái tạo nhờ vào việc phát triển quy mô lớn các công nghệ sản xuất năng lượng mặt trời.
Một trong những hướng nghiên cứu là xây dựng những nhà máy nhiệt điện lớn tại sa mạc Sahara, thông qua các đường cáp dưới biển sẽ cho phép cung cấp điện cho châu Âu. Các tấm pin quang điện sẽ được lắp đặt tại các sa mạc ở Tuynidi và Marốc. Mục đích vào năm 2020 sẽ đạt công suất 20 gigawatt.
Nhưng những kế hoạch đó rất đắt đỏ. Pháp và Ai Cập, hai nước đồng chủ tịch UPM, dự tính huy động vốn từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu. Bên cạnh Cơ quan viện trợ phát triển của mình, Pháp đã cam kết dành 5 tỷ EURO cho kế hoạch phát triển năng lượng mặt trời.
Đối với toàn bộ các dự án, ngân sách dự kiến khoảng 200 tỷ EURO, chỉ cho 5 năm tới. 43 nước còn xa mới có thể huy động đủ tiền: hôm thứ 5, 23 tỷ EURO đã được giải ngân bởi các đối tác khác nhau.
Ở cấp độ Liên minh châu Âu, Đức đã đưa ra những hạn chế nhất định: UPM sẽ không được hưởng các khoản ngân sách bổ sung so với quá trình thực hiện hiệp ước Barcelona, ông tổ của UPM. Với việc khó có đồng thuận hoàn toàn trong chính sách, đây là khó khăn chính mà UPM sẽ phải đối mặt.
Theo báo LEXPRESS.fr