Thứ Hai, 23/9/2024
Đời sống
Thứ Tư, 11/2/2015 8:57'(GMT+7)

Mấy ý kiến nhân ngày Táo quân chầu trời

Cách thả cá chép. Ảnh minh họa

Cách thả cá chép. Ảnh minh họa

Theo truyền thuyết của người Việt Nam ta, mỗi nhà đều có một gia ng Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần), được gọi chung là Táo Quân hay Thần bếp, Vua bếp. Táo Quân theo dõi nắm bắt tình hình của gia chủ trong cả một năm, và cứ đến 23 tháng Chạp là lại cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo lại tình hình gia chủ với Ngọc Hoàng. Táo Quân (gồm 2 ông và 1 bà). Truyền thuyết Táo quân xuất phát từ 3 vị thần Thổ công trông coi việc nếp núc (gọi là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân), Thổ địa trông coi việc nhà cửa (gọi là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần), Thổ kỳ trông coi việc chợ búa (gọi là Ngũ Phương thượng đế. Theo quan niệm xưa, cá chép là một loài rồng, do phạm tội bị đày xuống hạ giới, sau khi tu luyện thành chính quả sẽ hóa rồng và bay về trời. Ông Táo muốn về báo cáo với Ngọc Hoàng thì phải cưỡi cá chép mới bay được.

Cũng vì muốn cho Táo Quân phù hộ gia đình mình nên hàng năm gia đình nào cũng làm lễ tiễn Ông Táo về trời một cách long trọng. Dù gì thì lễ vật cũng không thể thiếu cá chép. Sau khi cúng xong, cá chép được thả phóng sinh ra sông hồ ao để mục đích mong muốn cá chép hóa rồng, gia chủ sẽ may mắn, làm ăn phát đạt, con cháu học hành tấn tới.

Lễ tiễn Táo Quân chầu trời là một phong tục đẹp, có từ lâu đời, rất cần được gìn giữ và phát huy. Tuy nhiên, có những người chỉ là do vô ý thức hoặc thiếu hiểu biết đã làm mất đi vẻ đẹp của phong tục ấy.

Trước đây, lễ vật cúng Ông Táo chỉ là đĩa xôi, khoanh giò hoặc khẩu thịt luộc, trầu cau hoa quả thành tâm. Lễ cúng Ông Công, Ông Táo thường diễn ra từ 6 đến 8 giờ sáng với quan niệm để Táo Quân bay về trời được sớm sủa, hanh thông thuận lợi. Trước khi cúng lễ, người ta quét sạch bếp tro rồi vảy vào 1 chút rượu “tẩy trần”, sau đó làm lễ cúng ngoài sân, đặt lễ vật bên cạnh chậu nước có thả 1 đôi cá chép. Sau khi cũng xong là thả phóng sinh. Cá của gia đình nào càng bơi khỏe, gia chủ càng tin rằng năm nay mình có nhiều lộc, may mắn cả năm.  

 Mấy năm gần đây, “phú quý sinh lễ nghĩa”, gia đình nào cũng rất chú trọng đến Tết cúng Ông Công, Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Trong mâm cỗ cúng Ông Công, Ông Táo, ngoài lễ mặn được chuẩn bị thật cầu kỳ bằng nhiều món ăn như một mâm cỗ Tết, người ta còn chuẩn bị cả mũ mã giày hia. Cá chép cũng phải kén loại cá chép vàng, rất cầu kỳ. Sau khi lễ xong, đem thả phóng sinh cùng với tro của bát hương năm cũ, tro đốt vàng mã. Toàn bộ tro, cá đều được đựng trong túi ni lông. Đổ tro, thả cá xong, chẳng ai nghĩ đến chuyện mang túi ni lông về, hoặc thu gọn lại. Hầu hết các túi ni lông đó đều được ném xuống nước hoặc vứt trên bờ. Có những điểm bờ sông hồ thuận tiện, sau ngày 23 tháng Chạp, túi ni lông và tro đã làm tắc nghẽn dòng chảy, ô nhiễm môi trường, hoặc bờ sông đã biến thành bãi rác rất mất mỹ quan. Đó là còn chưa kể đến “tệ nạn” “quay vòng cá chép” của một số đối tượng trục lợi. Cá chép vừa được gia chủ thả xuống hồ ao chưa kịp quẫy đuôi bơi thì đã có người dùng vợt lưới vớt lên đem bán lần nữa...

 

Ngay sau khi làm lễ tiễn ông Công, ông Táo “chầu” trời, nhiều khu vực sông hồ ở Hà Nội lại tràn ngập rác. Mặc cho các hoạt động kêu gọi của những bạn trẻ tình nguyện và nhân viên vệ sinh môi trường, người dân vẫn vô tư thả túi nilon. Ảnh: Nguồn Internet

Lễ tiễn Táo Quân chầu trời hay Tết Ông Công Ông Táo là một phong tục đẹp, mở đầu cho chuỗi ngày Tết Nguyên đán từ 23 tháng Chạp đến hết Khai hạ (mồng 7 tháng giêng) nên mọi người đều coi là rất quan trọng. Nhưng theo tôi, không vì thế mà cầu kỳ tốn kém, cốt sao sau khi cúng tâm thanh thản, sau đó tu sửa bản thân sống tốt lên là được. Việc lễ bái không cốt bởi mâm cao cỗ đầy, cũng chẳng phải vì mã đốt nhiều, lễ vật lắm, cốt ở sự thành tâm.

Với người Việt ta, mỗi phong tục tập quán đều có những điều tốt đẹp, nếu ta biết khai thác tốt yếu tố tâm linh tín ngưỡng thì phong tục sẽ trở thành nét đẹp có ý nghĩa trong đời sống tinh thần. Ngược lại nếu cứ thương mại hóa, thậm chí biến tướng thành những hành động mê tín dị đoan thì sẽ trở thành hủ tục. Lễ tiễn Ông Công, Ông Táo cũng vậy. Để những điều tốt đẹp nhân văn ấy được nhân lên trong mỗi người phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người chúng ta.

Nguyễn Thị Diệp
Hiệu trưởng THCS Di Trạch - Hoài Đức - Hà Nội

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất