Thứ Năm, 28/11/2024
Khoa học, công nghệ
Thứ Bảy, 25/4/2015 15:23'(GMT+7)

Mới có khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo

(Ảnh minh họa: Vietnam+)

(Ảnh minh họa: Vietnam+)

Tại sự kiện “Đi bộ vì âm nhạc và sở hữu trí tuệ” nhân “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4” được tổ chức sáng nay, 25/4 tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Thanh thẳng thắn cho rằng, nhận thức chung của toàn xã hội về sở hữu trí tuệ “vẫn còn tương đối khiêm tốn”.

Trong những năm qua, hoạt động sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã được các cơ quan chức năng đẩy mạnh. Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ chưa thực sự đến được với ý thức của cộng đồng.

Nhận thức này, theo lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ là chưa xứng với tiềm năng để có thể khai thác, sử dụng quyền về sở hữu trí tuệ như là một công cụ chủ động, tích cực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất sáng tạo, kinh doanh.

Thực tế cho thấy, đổi mới sáng tạo và tài sản trí tuệ được xem là động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện Việt Nam đứng thứ 70/148 quốc gia trong Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2013 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và chỉ có khoảng 20-30% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Đây chính là bằng chứng cho thấy nguy cơ cho việc tụt hậu của Việt Nam so với thế giới.

Ông Thanh nhận định, nguyên nhân của việc này chính bởi doanh nghiệp Việt chủ yếu dựa vào yếu tố lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thô có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, các yếu tố về công nghệ và chất xám còn ít và hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh không cao

Trong bối cảnh năm 2015 Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như tham gia Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), ký hiệp định Thương mại tự do (AFTA) với Hàn Quốc, Liên minh châu Âu; Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) với 11 quốc gia…, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng.

Bởi khi tham gia các hoạt động nói trên, chúng ta phải từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan... Và, theo theo quy luật của kinh tế thị trường, hàng hóa có chất lượng tốt, có thương hiệu uy tín, giá cả hợp lý sẽ tồn tại và ngược lại. Bởi vậy, để sản phẩm tránh bị tụt hậu, doanh nghiệp buộc phải áp dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Nhiều chuyên gia cho rằng, không còn cách nào khác, muốn phát triển Việt Nam phải tập trung vào nền kinh tế tri thức, trong đó sử dụng vốn tài nguyên và lao động gia tăng trong việc áp dụng công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới, nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của người lao động. 

Bên cạnh đó, cùng với sáng tạo, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng phải được nâng cao để thúc đẩy động lực đổi mới sáng tạo trong mọi người dân.

Bởi vậy, các chuyên gia cho rằng cơ quan quản lý cần nâng cao nhận thức nhằm đưa sở hữu trí tuệ vào cuộc sống và thúc đẩy đổi mới sáng tạo là một nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng. Đây có thể xem là chìa khóa, hướng đi chiến lược để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước./.

Hoạt động đổi mới sáng tạo đa dạng và nhiều cấp độ, từ triển khai một ý tưởng mới, tạo một sản phẩm dịch vụ hay tạo ra sự thay đổi về chất cho một sản phẩm và dịch vụ đã có đến đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất.

Dù ở mức độ, cấp độ nào, đổi mới sáng tạo luôn bắt nguồn từ các ý tưởng, đây cũng là khởi nguồn của các tài sản trí tuệ.  

(Vietnam+)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất