Thứ Sáu, 27/9/2024
Đời sống
Thứ Sáu, 4/5/2012 19:7'(GMT+7)

Mỗi năm gần 3.000 người tử vong vì bệnh hen

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Bệnh hen khiến 3.000 tử vong mỗi năm. Bà Trần Thuý Hạnh khuyến cáo, để kiểm soát được hoàn toàn bệnh hen, người bệnh cần thực hiện tốt những hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Đặc biệt lưu ý việc sử dụng thường xuyên và đều đặn các thuốc dự phòng hen, tránh lạm dụng thuốc cắt cơn, nếu dùng liên tục có thể gây "nhờn" thuốc và làm bệnh nặng lên.

Hen phế quản là bệnh mạn tính đường hô hấp gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe người dân ở mọi lứa tuổi trên toàn cầu. Bệnh hen gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh hàng ngày khi không được kiểm soát. Cơn khó thở xuất hiện hoặc bùng phát nặng có thể gây tử vong cho người bệnh ở bất cứ thời điểm nào nếu không được kiểm soát.

Hiện nay trên Thế giới có khoảng 300 triệu người bị mắc hen phế quản và mỗi năm có khoảng 250.000 trường hợp tử vong vì hen phế quản. Ứớc tính đến năm 2025 hành tinh của chúng ta có khoảng 400 triệu bệnh nhân hen phế quản với tỉ lệ 6-8% ở người lớn và 10 - 12% ở trẻ em dưới 15 tuổi. Tỷ lệ tử vong do hen phế quản chỉ đứng sau tử vong do ung thư, cứ 250 người tử vong thì có 1 người chết vì hen phế quản và 85% bệnh nhân hen phế quản tránh được tử vong nếu được kiểm soát tốt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hen phế quản gây lãng phí khoảng 15 triệu năm cuộc sống và tiêu tốn 1% tổng gánh nặng bệnh tật. Chi phí cho bệnh hen phế quản bằng cả hai căn bệnh của thế kỷ là bệnh lao và HIV/AIDS cộng lại.

Ở Việt Nam, theo hai tác giả Trần Thúy Hạnh và Nguyễn Văn Đoàn (2011), lần đầu tiên khi tiến hànhnghiên cứu về hen phế quản trên phạm vi cả nước với 7 tỉnh đại diện cho các vùng miền sinh thái và địa lý trong cả nước là: Nam Định, Tuyên Quang, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Dương, Gia Lai và Tiền Giang, kết quả cho thấy: độ lưu hành hen phế quản ở Việt nam là 3,9%, trong đó hen ở trẻ em là 3,2% và ở người lớn là 4,3%. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới, tỷ lệ nam/nữ ở trẻ em là 1,63 và ở người lớn là 1,24 (p<0,05). Độ lưu hành hen cao nhất ở Nghệ an (6,9%) và thấp nhất ở Bình Dương (1,5%)…

Trước tình hình hình thực tiễn về bệnh tật của Việt Nam, năm 2011, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2331/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 12 năm 2010 về việc Ban hành Danh mục các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2011, trong đó có chương trình phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính. Ngày 02 tháng 03 năm 2011, Bộ Trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định số 595/QĐ-BYT về việc Phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2011 của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính (hen và COPD), và ngày 18 tháng 12 năm 2011, Thủ Tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2406/QĐ - TTg, về việc Ban hành danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015, trong đó có nội dung phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính (hen và COPD)./.

Tuấn Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất