Thứ Ba, 1/10/2024
Đời sống
Chủ Nhật, 25/9/2011 10:12'(GMT+7)

Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo

 

Thông qua Cuộc vận động, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khẳng định vai trò nòng cốt của mình trong các hoạt động nhân đạo, trực tiếp chăm lo cho các đối tượng khó khăn nhất giúp họ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập vào cộng đồng.

Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", sau ba năm thực hiện, đến nay cả nước đã có 1.785.807 người nghèo được lập hồ sơ cần trợ giúp. 14.431 cơ sở Hội Chữ thập đỏ hoàn thành việc khảo sát lập hồ sơ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các cấp Hội và các tổ chức, cá nhân đã vận động trợ giúp 11.495 cơ sở nhân đạo và giúp đỡ 1.043.535 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng trị giá sau ba năm thực hiện đạt 1.103,697 tỷ, tăng 428,997 tỷ đồng so năm 2009 và 2010 (674,720 tỷ đồng). Với mục tiêu chung giúp đỡ những gia đình nghèo phát triển chăn nuôi, từng bước thoát nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trên cả nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ, sau một năm triển khai "Ngân hàng bò", T.Ư Hội đã cấp phát được 5.396 con bò sinh sản cho 5.396 hộ nghèo với 21.500 người hưởng lợi tại 24 tỉnh, 64 huyện, trong đó có 30 huyện nghèo, 200 xã với số tiền là: 37,200 tỷ đồng.

Hội Chữ thập đỏ các cấp đã đưa ra nhiều hình thức trợ giúp phong phú và phù hợp, mang lại lợi ích thiết thực cho người hưởng lợi, như: trợ vốn sản xuất và phát triển chăn nuôi, hỗ trợ học nghề, tạo công ăn việc làm cho người nghèo, mở lớp học tình thương, hỗ trợ bữa ăn miễn phí cho người bệnh nghèo tại bệnh viện, trợ cấp thường xuyên, khám chữa bệnh, tặng quà, giúp mở cửa hàng, xây dựng nhà Chữ thập đỏ, cấp học bổng hoặc những hình thức hỗ trợ mang tính phát triển bền vững. Ðiển hình như chương trình "Nối nhịp nghĩa tình" của Tỉnh hội Thừa Thiên - Huế với Ðài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp, đã vận động giúp đỡ 98 người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với số tiền 1,4 tỷ đồng. Tại TP Hồ Chí Minh, 24 quận, huyện đều thành lập Ban bảo trợ, gia đình Chữ thập đỏ, câu lạc bộ hiến máu nhiều lần, câu lạc bộ "Tấm lòng vàng", "Nối nhịp trái tim"; phối hợp Ðài Truyền hình phát sóng định kỳ hằng tháng chương trình "Truyền hình nhân đạo" giới thiệu các đối tượng cần được giúp đỡ, tuyên dương các cá nhân, tập thể điển hình như "Hoa việc thiện", "Hoa nhân ái". Tại TP Hải Phòng với chương trình "Những trái tim đồng cảm", "Góp đồng tiền lẻ vì nghĩa tình lớn", đặt 64 hòm quyên góp nhân đạo tại nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị, đặt thùng gạo tiết kiệm, gửi thư ngỏ. Tại tỉnh Lạng Sơn, Tỉnh hội thường xuyên duy trì "Nồi cháo tình thương", "Bình sữa nhân ái". Hội doanh nghiệp tài trợ vàng ở Vĩnh Phúc cũng đã giúp đỡ có hiệu quả  nhiều đối tượng khó khăn do Hội Chữ thập đỏ giới thiệu... Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với các địa chỉ nhân đạo" đã thu hút được sự quan tâm của nhân dân, các tổ chức xã hội. Thông qua phong trào này, hình ảnh và uy tín của Hội ngày càng cao được các cấp, chính quyền, nhân dân và bạn bè ngoài nước tin cậy, đồng thời là cơ sở giúp cho các cấp Hội củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động Hội, phát huy vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo ở từng địa phương.

Công tác truyền thông, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng được nhiều tỉnh, thành phố quan tâm, đẩy mạnh giúp cán bộ và nhân dân nắm được chủ trương, mục đích, ý nghĩa của Cuộc vận động, tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những mô hình hay, đồng thời tuyên truyền vận động các tập thể, cá nhân đăng ký giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Một số địa phương đã chỉ đạo lồng ghép các hoạt động và tổ chức rút kinh nghiệm kịp thời về Cuộc vận động, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát  các cơ sở, tổ chức nhiều cuộc kiểm tra chéo giữa các cơ sở để nắm bắt tình hình các đối tượng cần trợ giúp tại cộng đồng bảo đảm công bằng, công khai, dân chủ, chỉ đạo uốn nắn kịp thời những vướng mắc phát sinh ngay tại cơ sở.

Ðể cuộc vận động đi vào chiều sâu và ngày càng có hiệu quả, T.Ư Hội đẩy mạnh mối quan hệ phối hợp với Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Ðoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân da cam... trong việc chăm lo và trợ giúp các đối tượng khó khăn trong xã hội. Công tác điều phối và chia sẻ thông tin trong việc trợ giúp các đối tượng nhân đạo được cải thiện và có hiệu quả hơn. Cuộc vận động đã trở thành phong trào sâu rộng của quần chúng, góp phần phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến nhân dân. Cuộc vận động đã huy động được một khối lượng không nhỏ kinh phí và hàng trợ giúp cho các địa chỉ nhân đạo, góp phần giải quyết khó khăn cho các nhóm người còn nhiều khó khăn. Từ yêu cầu thực tiễn, nhiều tỉnh, thành Hội Chữ thập đỏ đã sáng tạo các hình thức, nội dung phong phú để gắn kết các tổ chức, cá nhân đến với những địa chỉ nhân đạo mang tính ổn định, bền vững và tính khoa học. Công tác vận động xây dựng quỹ nhân đạo đã có bước tiến bộ đáng kể, các nhà doanh nghiệp, những người hảo tâm đã được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau ở cấp trung ương và địa phương như: Hội đồng bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, có 104 doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia Câu lạc bộ doanh nghiệp, Câu lạc bộ bảo trợ... Nhiều hình thức bảo trợ cho các địa chỉ nhân đạo được thực hiện thông qua tổ chức Chữ thập đỏ hoặc trợ giúp trực tiếp đến các địa chỉ cụ thể theo sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ.

TS TRẦN NGỌC TĂNG

Ủy viên Ðoàn Chủ tịch

Ủy ban MTTQ Việt Nam,

Chủ tịch T.Ư Hội Chữ thập đỏ

Việt Nam


Nguồn: Nhân Dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất