Một
“điều lệ” bất thành văn mà bao năm qua vẫn tồn tại ở “hội làng” SEA
Games là đoàn thể thao chủ nhà luôn cố gắng loại bỏ những môn thế mạnh
của đối phương và đưa những “món đặc sản” của mình vào. Vì thế cho nên
những người làm chuyên môn lẫn các VĐV có lẽ cũng không bất ngờ khi một
môn thể thao trong hệ thống thi đấu Olympic như TDDC lại bị chủ nhà SEA
Games 2013 Myanmar kiên quyết loại bỏ trong cuộc họp của Hội đồng thể
thao Đông Nam Á mới đây.
Đối
với TDDC thì đây cũng không phải là lần đầu tiên, môn thể thao này phải
“chầu rìa” tại SEA Games. Trước Myanmar năm 2013, 4 quốc gia khác là
Philippines (năm 1981), Indonesia (năm 1987), Brunei (năm 1999) và Lào
(năm 2009) cũng đã loại môn thể thao này ra khỏi chương trình thi đấu
của kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á mà họ là nước chủ nhà.
Những
số liệu thống kê cho thấy trong suốt chiều dài lịch sử hơn nửa thế kỷ
của SEA Games, chỉ có vẻn vẹn đúng 8 môn thể thao là chưa từng vắng mặt
tại một kỳ Đại hội nào là bơi lội, điền kinh, cầu lông, bóng đá, quyền
Anh, bắn súng, bóng bàn, quần vợt. Còn lại các môn thể thao khác đều đã
ít nhất một lần bị các nước chủ nhà loại ra khỏi danh sách các môn thi
đấu tại SEA Games, kể cả những môn thể thao cơ bản, quan trọng nằm trong
hệ thống thi đấu Olympic.
Chẳng
hạn như bóng chuyền và cử tạ đã vắng mặt một lần ở SEA Games 1999, đua
xe đạp cũng không được đưa vào danh sách các môn thi đấu ở SEA Games
1981. Nhiều hơn một chút là bóng rổ ở các kỳ SEA Games 2005 và 2009,
judo ở các kỳ SEA Games 1999 và 2009. Thậm chí các VĐV rowing đã có tới 4
lần phải “ngậm ngùi” nhìn các VĐV của các môn khác tranh tài tại Đại
hội thể thao Đông Nam Á vào các năm 1993, 1995, 1999, 2009.
Tất cả
những cho thấy việc các nước chủ nhà sẵn sàng gạt bỏ một số môn nằm
trong hệ thống thi đấu Olympic khỏi danh sách những môn tranh tài tại
SEA Games không phải là chuyện “xưa nay hiếm” ở Đông Nam Á./.
Theo Thể thao & Văn hóa