Chủ Nhật, 8/9/2024
Hướng dẫn chỉ đạo
Thứ Tư, 20/8/2008 6:47'(GMT+7)

Một số vấn đề về nguồn nhân lực Việt Nam

(TCTG) MỘT SỐ SỐ LIỆU VỀ THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

Trong thời gian, 1997-2007, nền kinh tế Việt Nam đã giữ được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 7%. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 835 USD (tăng 15 USD so với kế hoạch). Dự trữ ngoại tệ đạt 20 tỷ USD (cao hơn so với các năm trước). Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực (tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong GDP đã giảm xuống còn 20%, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng lên 41,7% (trong đó tỷ trọng công nghiệp chế biến trong khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 24,3%). Đây là giai đoạn bản lề rất quan trọng, chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc của quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên nguồn nhân lực để đáp ứng cho giai đoạn phát triển này cũng còn nhiều bất cập. Dưới đây là một số tư liệu về thành tựu và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt nam.
- “Nguồn nhân lực KH&CN còn ít về số lượng và còn nhiều hạn chế về kiến thức, trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp làm việc hiện đại. Cơ cấu trình độ, ngành nghề của nhân lực KH&CN không đồng bộ, bất hợp lý, chưa tiếp cận được với mặt bằng trí thức chung của thế giới, năng lực sáng tạo hạn chế và hầu như chưa được thế giới công nhận (Việt Nam có rất ít đơn đăng ký phát minh sáng chế được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cấp và rất ít nhà khoa học Việt Nam có bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được thế giới công nhận (Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4/2007).

- Năng lực công nghệ của Việt Nam đứng gần cuối bảng trong khu vực châu Á: Thua Thái Lan 49 bậc, Malaysia - 54 bậc, Singapore 81 bậc (Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2006 của Diễn đàn kinh tế thế giới – Global Competitiveness Report, Worrld Economic Forum).

- Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện còn rất thấp, chỉ là 0,18/100 dân (tỷ lệ cán bộ R&D chỉ 0,05/100 dân) trong khi ở Hàn Quốc là 2,19 (gấp 12,2 lần); Mỹ 3,67 (gấp 20,4 lần) (Thống kê của UNESCO 2005).

- Trong 5 năm (2001-2005), Việt Nam có 11 đơn đăng ký sáng chế gửi cho Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới trong khi Inđônêxia có 36 đơn, Thái Lan có 39 đơn, Philippin có 85 đơn, Hàn Quốc có 15.000 đơn, Nhật Bản có 87.620 đơn, Mỹ có 206.710 đơn.(Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 4/2007).

- Chi phí cho R&D của Nhật Bản là 3,04% GDP, Hàn Quốc là 2,44%, Singapore 2,03%, Trung Quốc 1,03% nhưng chi phí chung cho sự nghiệp KH&CN của Việt Nam chỉ đạt 0,4% (tính riêng đầu tư từ ngân sách Nhà nước – theo Bộ KH&CN, con số này bằng 60% tổng đầu tư của xã hội cho KH&CN) (Nguồn: Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số tháng 4.2008, tr.8).

- Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 55% so với Trung Quốc, 35% so với Thái Lan, 15% so với Mailaixia và khoảng 5-6% so với Hàn Quốc (Báo cáo phát triển con người năm 2006 - UNDP).

- Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam còn rất thấp (chỉ chiếm 7% tổng lượng hàng xuất khẩu), trong khi con số này là 27% với Trung Quốc, 30% với Thái Lan, 54% với Singapore và 58% với Malaysia (Báo cáo của Ngân hàng thế giới về Chỉ số phát triển toàn cầu năm 2006).

- Trong các nước ASEAN, nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm 21% tổng sản phẩm sản xuất, con số này của Thái Lan gấp chúng ta 1,5 lần, Malaysia gấp 2,5 lần, Singapore gấp 3,5 lần (Báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á về Chỉ số năm 2005: Thị trường lao động ở châu Á).

- Hiện cả nước có khoảng 1000 giáo sư tham gia giảng dạy trong các trường đại học trong đó khoảng 500 người đã ở tuổi nghỉ hưu. Với trên 3000 bộ môn đang giảng dạy thì 6 bộ môn mới có 1 Giáo sư. Ở CHLB Đức, trung bình 62 sinh viên/1 Giáo sư, còn ở nước ta, nếu tính trên 1000 giáo sư tham gia giảng dạy thì số sinh viên trên 1 giáo sư là 1400.(Nguồn: Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư, tháng 4/2007).

- Năm 2007, trong ngành y tế, số Giáo sư, Phó giáo sư đồng loạt về nghỉ hưu lên đến 3 con số, trong một lúc, gấp 10 lần những năm trước. Đơn cử, Trường Đại học Y Hà Nội có 64 Giáo sư, chỉ trong năm 2007, về nghỉ hưu 60 Giáo sư, còn lại có 4 người (Nguồn: phát biểu của đại diện Tổng hội Y học Việt Nam tại Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào đề án về trí thức trình hội nghị Trung ương 7) 

- Hải Dương có 80% số dân làm nông nghiệp nhưng tỷ lệ người có trình độ từ cao đẳng trở lên trong nông, lâm, thuỷ sản chỉ có 2,5%. Một thực tế dễ nhận thấy là hầu hết ở 263 xã phường, thị trấn hầu hết thiếu các kỹ sư nông nghiệp. Một số ngành kỹ thuật khác có tỷ lệ người có trình độ từ cao đẳng trở lên thấp như Xây dựng 3,8%; Giao thông vận tải 0,5% ; Bưu chính viễn thông 0,9% ; Thương nghiệp và khách sạn, nhà hàng có 1,7% ; các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có 0,6%
- Năm 2004 - 2005, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Phú Thọ đã điều tra: Trong đội ngũ trí thức có trình độ cao của tỉnh, có 16 tiến sĩ đang làm việc chỉ có 4 người thuộc lĩnh vực kỹ thuật còn lại là lĩnh vực quản lý – xã hội nhân văn. Thạc sĩ có 165 người trong đó thuộc lĩnh vực kỹ thuật chỉ có 9 người (5 người thuộc Nông nghiệp, 4 người thuộc các lĩnh vực khác, còn lĩnh vực Công nghiệp không có). Tỷ lệ đào tạo đại học không chính quy trong đội ngũ công nhân viên chức của tỉnh khá cao. Có huyện đội ngũ đào tạo không chính quy tới 69%, có ngành tới 72%

Bảng 1: LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ TỪ CAO ĐẲNG TRỞ LÊN CHIA THEO LĨNH VỰC ĐÀO TẠO

Trình độ học vấn

Tổng số

Trong đó: Nữ

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Tổng số

2.969.064

100,0

1.413.480

100,0

1. Giáo dục và đào tạo giáo viên

855.845

28,83

578.375

40,92

2. Nghệ thuật

35.352

1,19

14.634

1,04

3. Nhân văn

113.000

3,81

76.156

5,39

4. Khoa học giáo dục và hành vi

37.475

1,26

11.232

0,79

5. Báo chí và thông tin

30.326

1,02

12.991

0,92

6. Kinh doanh và quản lý

733.443

24,70

386.701

27,36

7. Pháp luật

92.870

3,13

32.987

2,33

8. Khoa học sự sống

7.440

0,25

4.767

0,34

9. Khoa học tự nhiên

38.665

1,30

14.947

1,06

10. Toán và thống kê

27.745

0,93

12.360

0,87

11. Máy tính

93.961

3,16

24.842

1,76

12. Công nghệ kỹ thuật

92.117

3,10

17.840

1,26

13. Kỹ thuật

196.272

6,61

29.828

2,11

14. Kỹ thuật mỏ

15.111

0,51

2.171

0,15

15. Chế biến

31.971

1,08

19.036

1,35

16. Xây dựng và kiến trúc

154.014

5,19

15.760

1,11

17. Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản

100.293

3,38

24.012

1,70

18. Thú y

13.384

0,45

5.132

0,36

19. Sức khoẻ

150.110

5,06

70.664

5,00

20. Dịch vụ xã hội

1.256

0,04

880

0,06

21. Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân

41.479

1,40

17.276

1,22

22. Vận tải

30.714

1,03

3.837

0,27

23. Môi trường và bảo vệ môi trường

8.028

0,27

3.498

0,25

24. An ninh quốc phòng

12.008

0,40

613

0,04

25. Khác

56.187

1,89

32.944

2,33

(Nguồn: Kết quả điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp thời điểm 1/7/2007. Số liệu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp, 2008).


BẢNG 2: SO SÁNH QUỐC TẾ VỀ CÁC CHỈ TIÊU GIÁO DỤC

So sánh quốc tế về các chỉ tiêu giáo dục

Tên nước

Chỉ số phát triển giáo dục ( EDIT)

Tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học

Tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên

Mức cân bằng về giới

Chất lượng

giáo

dục

Điểm số

Xếp thứ/127

Việt Nam

0,914

64

94

90,3

92,5

89

Trung Quốc

0,93

54

94,6

91

88,5

98

Philipine

0,904

70

93

93

96,7

79,3

Inđônêxia

0,912

65

92,1

88

95,7

89,2

Malaixia

89

Thái Lan

0,921

60

86,3

93

95,5

94,1

Hàn Quốc

0,99

4

99,9

98

99,2

99

Singapore

93

Thế giới

81,7

- Chỉ số EDIT được tổng hợp trên cơ sở các chỉ tiêu tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên, mức cân bằng về giới trong giáo dục, chất lượng giáo dục

- Nguồn số liệu: Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu 2005 của UNESCO.

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất