Thứ Ba, 26/11/2024
Thế giới
Thứ Hai, 7/1/2013 21:10'(GMT+7)

Mỹ cân nhắc biện pháp ngăn chặn bạo lực súng đạn

Hiện trường vụ xả súng, bên ngoài ngôi nhà bị hỏa hoạn. (Nguồn: usatoday.com)

Hiện trường vụ xả súng, bên ngoài ngôi nhà bị hỏa hoạn. (Nguồn: usatoday.com)

Tờ cho biết nhóm đặc nhiệm tăng cường kiểm soát súng đạn của Nhà Trắng, do Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden đứng đầu, đang nghiêm túc xem xét các biện pháp, trong đó có việc kiểm tra chặt chẽ lý lịch của người mua súng đạn và giám sát các hoạt động mua bán vũ khí tại các cơ sở trong nước.

Các biện pháp được cân nhắc cũng bao gồm tăng cường kiểm tra sức khỏe tâm thần và xử phạt cứng rắn hơn đối với những đối tượng mang súng gần trường học hoặc đưa súng đạn cho trẻ vị thành niên.

Báo trên cho biết các quan chức thực thi luật pháp hàng đầu tại Mỹ có vẻ rất hoan nghênh các biện pháp này.

Theo báo trên, Nhà Trắng đang thúc đẩy các chiến lược để đối phó với Hiệp hội súng đạn Mỹ (NRA), tổ chức vận động hành lang có thế lực nhất ở Mỹ ủng hộ quyền sở hữu súng đạn. Các biện pháp bao gồm kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác của Tập đoàn bán lẻ Wal-Mart và các cửa hàng kinh doanh súng đạn tại Mỹ.

Báo trên cũng nêu tên một số quan chức cấp cao tham dự cuộc họp của Nhà Trắng về siết chặt kiểm soát súng đạn như ông Dan Gross - người đứng đầu Chiến dịch Ngăn chặn bạo lực súng đạn...

Trước đó, Tổng thống Barack Obama đã chỉ định Phó Tổng thống Biden làm người đứng đầu nhóm đặc nhiệm để soạn thảo chính sách nhằm siết chặt các quy định về kiểm soát kinh doanh và sở hữu súng đạn. Nhóm này có nhiệm vụ phối hợp giữa các bộ ngành và các nhóm xã hội hữu quan để ngay trong tháng 1/2013 có thể đưa ra được các khuyến nghị cụ thể đối với một vấn đề đang được cả xã hội Mỹ quan tâm.

Quyết định của Nhà Trắng được đưa ra 5 ngày sau vụ thảm sát nhẫn tâm tại một trường tiểu học ở bang Connecticut ngày 14/12/2012 làm 26 người thiệt mạng, trong đó có 20 cháu từ 5-7 tuổi

Quốc hội Mỹ năm 1994 thông qua đạo luật cấm 10 năm đối với việc buôn bán và sở hữu 19 loại vũ khí tấn công. Đến năm 2004, đạo luật này hết hiệu lực và từ đó đến nay phe Cộng hòa vẫn phản đối mạnh mọi đề xuất luật kêu gọi kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán súng trong khi NRA, với khoảng 4,5 triệu hội viên, thì cho rằng mọi biện pháp hạn chế súng đạn là vi phạm quyền hiến định của người dân.

Súng đạn hiện được xếp thứ 13 trong danh mục các nguồn gốc dẫn tới chết người nhiều nhất hàng năm ở Mỹ. Theo thống kê, doanh số bán súng đạn ở Mỹ mỗi năm đạt khoảng 3,5 tỷ USD.

Kết quả điều tra của Liên hợp quốc cho thấy từ năm 2003 đến năm 2010 đã có khoảng 88.000 người Mỹ thiệt mạng trong các vụ bạo lực súng đạn./.

HT

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất