Thứ Bảy, 21/12/2024
Thế giới
Thứ Năm, 25/3/2010 9:14'(GMT+7)

Mỹ - Nga ký thỏa thuận hạt nhân lịch sử trong 2 tuần nữa

Thỏa thuận hạt nhân Nga - Mỹ dự kiến sẽ được ký vào ngày 8/4

Thỏa thuận hạt nhân Nga - Mỹ dự kiến sẽ được ký vào ngày 8/4

Sau các cuộc thương lượng kéo dài và đầy cố gắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã dự định ký hiệp ước trên trong 2 tuần nữa ở Prague, khi các chi tiết về mặt kỹ thuật cuối cùng được hoàn tất, giới chức ở Washington cùng Mátxcơva cho hay. Thỏa thuận dự tính sẽ cắt giảm số vũ khí hạt nhân tầm xa của mỗi bên xuống 1.500, tăng hi vọng giải giáp thêm vào những năm tới.

Thỏa thuận được coi là một dấu triện đối với lòng tin và hợp tác đã được nâng lên giữa Mỹ và Nga, những nước sở hữu phần lớn vũ khí hạt nhân của thế giới. Thỏa thuận được diễn ra trong bối cảnh có nhiều căng thẳng giữa hai nước trong những năm gần đây.

Obama và Medvedev dự kiến sẽ đưa ra tiếng nói cuối cùng khi họ có cuộc điện đàm vào tuần này, tạo đà cho Nhà Trắng phát động chiến dịch nhằm thuyết phục Thượng viện thông qua. Hiệp ước cũng cần phải được Duma Quốc gia Nga thông qua. Và tiến trình này sẽ phải mất nhiều tháng.

Robert S. Norris, một nhà phân tích kỳ cựu về vũ khí hạt nhân Nga, Mỹ, cho biết tiến trình thông qua ở Thượng viện Mỹ sẽ không hề dễ dàng. “Những cuộc thương lượng khó khăn với người Nga giờ sẽ được tiếp nối bởi những cuộc thương lượng khó khăn với các nghị sỹ Cộng hòa”, ông cho hay.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay 2 nước vẫn đang bàn thảo về những chi tiết mang tính kỹ thuật cuối cùng, nhưng theo người phát ngôn Mark Toner họ đã thảo luận với chính phủ Séc về việc tổ chức cuộc ký kết ở Prague, nơi ông Obama từng tuyên bố “tầm nhìn” của mình về một thế giới phi hạt nhân vào tháng 4 năm ngoái.

Trên thực tế giới chức Séc đã tuyên bố đồng ý để Prague là nơi tổ chức ký kết.

Họ không đưa ra ngày cụ thể, nhưng giới chức Nga và Mỹ cho hay họ dự kiến vào ngày 8/4 tới.

Thỏa thuận cắt giảm mới này sẽ thay thế cho Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược 1991, đã hết hạn vào tháng 12 năm ngoái. Một đặc điểm quan trọng của thỏa thuận mới này là nó bao gồm một cơ chế pháp lý để chứng thực việc thực hiện hiệp ước của mỗi bên – một đặc điểm không có trong Hiệp ước Mátxcơva năm 2002. Chính điều này đã khiến số vũ khí được cắt giảm theo hiệp ước 1991 nhanh chóng tăng lên.

Hiệp ước Mátxcơva giới hạn số đầu đạn hạt nhân chiến lược của cả hai bên vào khoảng từ 1.700-2.200. Thỏa thuận mới được dự tính sẽ cắt giảm số này xuống còn khoảng 1.500. Ngoài ra, số vũ khí phóng chiến lược (tên lửa và bom mang đầu đạn bắn tới mục tiêu) cũng được cắt giảm.

Phan Anh - Dân Trí

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất