Chủ Nhật, 24/11/2024
Y tế - Dân số
Thứ Hai, 10/4/2017 15:58'(GMT+7)

Nâng cao chất lượng xét nghiệm là một yêu cầu quan trọng trong thực hiện Chiến lược kết thúc bệnh lao ở nước ta

Chương trình tác động vào một chuỗi các khâu quản lý về sản phẩm, nơi làm việc, khảo sát, qui trình kỹ thuật, bảo trì thiết bị, đảm bảo chất lượng, thu thập và xử lý mẫu, kỹ thuật, báo cáo kết quả, các văn bản... Quá trình nâng cao năng lực được thực hiện thông qua tập huấn và tư vấn trong nhiều hội thảo xen kẽ với các dự án tăng cường hệ thống quản lý chất lượng. Sự tiến bộ được đánh giá từng bước dựa trên tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 15189, sử dụng bộ công cụ đã được thích ứng cho PXN lao. Thời gian trung bình cho thực hiện một chương trình là từ 30-45 tháng.

Việt Nam là nước đầu tiên áp dụng Chương trình nâng cao năng lực các phòng xét nghiệp lao hướng tới công nhận (TB SLMTA) trong khu vực Đông Nam Á với sự khởi đầu là tập huấn các giảng viên quốc gia vào tháng 2/2014. Trong tổng số 30 PXN là đối tượng áp dụng Chương trình nâng cao năng lực các phòng xét nghiệp lao hướng tới công nhận (TB SLMTA) ở nước ta, 6 PXN tham gia đợt đầu tiên (Bệnh viện 71 Trung ương, Bệnh viện 74 Trung ương, các bệnh viện lao và bệnh phổi của Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận) đã hoàn thành chương trình trước thời hạn, chỉ trong 18 tháng. Trong đó, từ mức ban đầu là những PXN "không sao" (đạt <55% chỉ số ISO), 5 PXN đã đạt mức "3 sao" (75-84% chỉ số ISO) và chỉ 1 PXN đạt mức "1 sao" (55-64% chỉ số ISO).

Mức độ thành công trong ứng dụng Chương trình nâng cao năng lực các phòng xét nghiệp lao hướng tới công nhận (TB SLMTA) không chỉ đòi hỏi sự tham gia tích cực, tỉ mỉ, kiên trì và tâm huyết của những cán bộ y tế âm thầm làm việc trong các PXN lao mà còn phụ thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo cơ sở y tế, nhất là trong đảm bảo cơ sở vật chất và nhân lực tham gia, kể cả sau khi kết thúc chương trình hỗ trợ của tuyến trên nhằm tiếp tục duy trì và cải thiện chất lượng liên tục.

Hội thảo tập huấn đầu tiên cho 6 PXN (từ các bệnh viện lao và bệnh phổi của Hải Dương, Quảng Ninh, Nghệ An, Đắc Lắc, Đồng Nai, Cần Thơ) tham gia chương trình vào đợt 2 đã được Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia  (CTCLQG) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 3-7/4/2017. Bên cạnh những nội dung tập huấn cơ bản, đội ngũ giảng viên quốc gia và chuyên gia quốc tế đã truyền đạt nhiều bài học kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai từ đợt 1. Điều này kỳ vọng đợt 2 sẽ hoàn thành với kết quả cao hơn.

Với tiến độ triển khai trong 3 năm qua, cùng với quyết tâm mở rộng ứng dụng của CTCLQG và sự cam kết tiếp tục đồng hành của đối tác quốc tế (CDC, FIND...), nước ta có tiềm năng cao sẽ đạt và vượt mục tiêu của WHO trong triển khai TB SLMTA vào 2020. Mặt khác, thực hiện sự chỉ đạo của PGS. TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương- Trưởng Ban điều hành CTCLQG, một bộ tiêu chí và công cụ đánh giá quản lý chất lượng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu mở rộng ứng dụng cho các loại PXN lao ở các tuyến đang được nghiên cứu xây dựng./.

PGS. TS. Lê Văn Hợi - Phó Giám đốc, Bệnh viện Phổi Trung ương

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất